Quy định mới về hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Luật Đầu tư năm 2020 có một số điểm mới cơ bản như bổ sung các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài. Quy định bổ sung các ngành, nghề đầu tư ra ngước ngoài có điều kiện theo quy định pháp luật.
1. Quy định bổ sung các ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 53 Luật đầu tư 2020 quy định về Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài như sau:
Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.
2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Lần đầu tiên, các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài được quy định trong Luật Đau tư năm 2020, bao gồm: ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan; ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nưởc tiếp nhận đầu tư.
Việc ghi nhận này vừa hướng đến việc tuân thủ nguyên tắc đầu tư nói chung, chống lại các hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – văn hoá – xã hội cũng như các hiệp ước Việt Nam tham gia ký kết, là thành viên.
Trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư cần rà soát, đối chiếu ngành nghề dự định đầu tư với Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 như sau:
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
A) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
B) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
C) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
D) Kinh doanh mại dâm;
Đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
E) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
G) Kinh doanh pháo nổ;
H) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Các điều ước quốc tế có liên quan; danh sách cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương và danh sách ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh của nước tiếp nhận đầu tư. Từ đó, kết luận chính xác về ngành nghề dự định đầu tư
2. Quy định bổ sung các ngành, nghề đầu tư ra ngước ngoài có điều kiện như thế nào ?
Căn cứ theo quy định tại điều 54 Luật đầu tư 2020 quy định về bổ sung các ngành, nghề đầu tư ra ngước ngoài có điều kiện như sau:
Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
A) Ngân hàng;
B) Bảo hiểm;
C) Chứng khoán;
D) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
Đ) Kinh doanh bất động sản.
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Đâu tư năm 2020 quy định: Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhưng phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt để đảm bảo về nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của Nhà nước.
Các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, kính doanh bất động sản.
Điều kiện cụ thể khi đàu tư ra nước ngoài của các ngành, nghề nêu trên được quy định trong các quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ìà thành viên. Nói cách khác, để xác định ngành, nghề đàu tư có điều kiện và các điều kiện cụ thể, các nhà đàu tư cần xem xét Luật Đầu tư năm 2020 và luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Quy định bổ sung các nội dung thẩm tra phải được Quốc hội phê duyệt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 điều 57 Luật đầu tư 2020 quy định Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài phải được Quốc hội phê duyệt như sau:
Điều 57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
A) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
B) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
C) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
D) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
E) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật này hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
G) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này, nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
A) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 60 của Luật này;
B) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
C) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
D) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
Đ) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
E) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
A) Tờ trình của Chính phủ;
B) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này;
C) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
D) Tài liệu khác có liên quan.
6. Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
A) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;
B) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
C) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
D) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn;
Đ) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư;
E) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
7. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
8. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung sau đây:
A) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
B) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
C) Vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài;
D) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
9. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Theo đó, nội dung thẩm định bao gồm: việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội; sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn; đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư; cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Đối với các dự án này, Chính phủ cũng phải thực hiện theo nội dung được ghi nhận tại Khoản 7 Điều 58 Luật Đàu tư năm 2020. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đàu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
Quốc Hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài với các khía cạnh cơ bản: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu và địa điểm đầu tư, vốn và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng nếu có.
Các nội dung thẩm tra chính là các tiêu chí để tiến hành đánh giá về dự án đầu tư của các nhà đầu tư. Nói cách khác, chỉ khi dự án đầu tư của các nhà đầu tư đáp ứng được các tiêu chí này thì việc chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài mới được thông qua. Do đó, các nhà đầu tư khi xây dựng dự án đàu tư cần chú trọng và đảm bảo các nội dung này.
4. Quy định về việc xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư như thế nào ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 60 Luật đầu tư 2020 quy định về việc xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư như sau:
Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Theo đó, một trong những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là: có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư và thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá ba tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Tuy đây là một nội dung bổ sung rất nhỏ nhưng các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý để tránh xảy ra sai sót khi thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài.
5. Quy định điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 63 Luật đầu tư 2020 quy định về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
Điều 63. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
A) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
B) Thay đổi hình thức đầu tư;
C) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
D) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
Đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
E) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.
2. Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung khác với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
A) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
B) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
C) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
D) Quyết định điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này hoặc các văn bản quy định tại điểm e khoản 1 Điều 57 của Luật này;
Đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
E) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 8 Điều 57 của Luật này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
6. Trường hợp đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước ngoài.
8. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, Luật Đầu tư năm 2020 liệt kê cụ thể các trường hợp sẽ phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
– Thay đổi hình thức đầu tư;
– Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
– Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
– Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
– Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 67 của Luật này. Việc tách bạch và liệt kê chi tiết cụ thể như Luật Đầu tư năm 2020 sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xác định được các trường hợp áp dụng cũng như các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ dự án của mình.
Luật Đầu tư năm 2020 bổ sung một số quy định mới về triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Một số điểm mới nổi bật gồm:
– Về việc mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài Điều 65: nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
– Về việc chuyển lợi nhuận về nước: bổ sung thêm nguyên tắc quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 68 mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định tại Khoản 2 Điều 68 mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bổ sung các trường hợp sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài Điều 67. Nhà đầu tư được phép sử dụng lợi nhuận để thực hiện việc tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài hoặc thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Mọi ý kiến thắc mắc về bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com.
Trân trọng.
Bài viết cùng chủ đề
- Quy định về các điểm mới của luật đầu tư năm 2020
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của luật đầu tư 2020
- Quy định về các hình thức đầu tư tại Việt Nam
- Thêm mới quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
- Điều kiện thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài mới nhất
- Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư mới nhất