• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của luật đầu tư 2020


Luật Đầu tư năm 2020 theo đó đã liệt kê 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật này, theo đó đem so sánh với quy định của luật đầu tư 2014 thì có 20 ngành nghề đã được cắt giảm và 18 ngành nghề đã được bổ sung

1. Quy định của luật đầu tưu về việc cắt giảm một số ngành, nghề đấu tư kinh doanh có điều kiện?

Căn cứ theo quy định tại điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 theo đó đã liệt kê 227 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật này, theo đó đem so sánh với quy định của luật đầu tư 2014 thì có 20 ngành nghề đã được cắt giảm và 18 ngành nghề đã được bổ sung

Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2. Các ngành, nghề bị cắt giảm theo quy định gồm những ngành nghề nào ?

Hiện nay chính sách đầu tư của luật đầu tư 2020 cũng có sự thay đổi theo các điểm mới về ngành nghề đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

Chính sách về đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Do vậy danh sách các ngành , nghề bị cắt giảm bao gồm:

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

– Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại

– Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

– Hoạt động xuất, nhập khẩu điện

– Nhượng quyền thương mại

– Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc

– Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản

-Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư

-Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện

-Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

-Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

-Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV

-Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô

-Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi

-Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm-Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng

-Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

3. Các ngành nghề được bổ sung gồm các ngành nghề nào ?

Các ngành, nghề kinh doanh bổ sung

  • Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải
  • Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt)
  • Kinh doanh dịch vụ kiến trúc
  • Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
  • Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền
  • Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu
  • Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu
  • Kiểm định chất lượng giáo dục
  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
  • Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản
  • Đăng kiểm tàu cá
  • Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
  • Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
  • Kinh doanh chăn nuôi trang trại
  • Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
  • Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
  • Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim

4. Nguyên nhân của sự thay đổi này là gì ?

Nguyên nhân chính là do tính chất của việc đầu tư kinh doanh những ngành, nghề trong luật đầu tư có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến trật tự, an toàn xã hội, lợi ích cộng đồng, lợi ích của Nhà nước, pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Chính vì vậy để có môi trường kinh doanh phát triển minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giửa các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì việc đổi mới các quy định trong luật đầu tư là rất thiết thực và cần thiết thể hiện sự sáng tạo, tinh tế của các nhà làm luật. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật. Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư; Thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

5. Quy định pháp luật về hiệu lực áp dựng quy định trên như thế nào ?

Từ ngày 01/01/2021, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, phải nghiên cứu rõ danh mục ngành, nghề cắt giảm và bổ sung để nắm rõ các vấn đề sau:

Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Mọi ý kiến thắc mắc về bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com.

Trân trọng.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger