• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Thủ tục khởi kiện dân sự ?


Thủ tục khởi kiện vụ việc dân sự ra Tòa án nhân dân

 

Kính chào Văn phòng luật sư Hoàng Phát. Xin luật sư cho tôi biết quá trình khởi kiện một vụ án dân sự theo quy định của pháp luật như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đề nghị tư vấn pháp luật miễn phí từ VPLS Hoàng Phát. VPLS Hoàng Phát xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Luật đất đai 2013

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014

2. Giai đoạn trước khởi kiện

Thông thường, khi có tranh chấp, pháp luật quy định chúng ta được quyền khởi kiện ngay ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Ví dụ như tranh chấp về nợ nần, tranh chấp về bồi thường thiệt hại, tranh chấp về mua bán tài sản… Tuy nhiên, có một số ít tranh chấp, thì phải trải qua một thủ tục trước khi khởi kiện, đó là tranh chấp về đất đai phải hòa giải tại xã phường, một vài loại tranh chấp về lao động phải qua hòa giải viên lao động trước.

3. Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

Nộp Đơn khởi kiện ra Tòa án (Nộp trực tiếp hoặc gửi quan đường bưu điện).

Sau khi nhận được Đơn khởi kiện, Tòa sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện của bạn là có hợp lệ không, nhằm xác định có thụ lý để giải quyết hay không. Lưu ý: Đây là giai đoạn xem xét Đơn, để xác định có thụ lý, rồi sau đó có giải quyết không. Chứ chưa đi vào giải quyết nội dung tranh chấp. Do đó, sau khi nhận Đơn của bạn, thì có các khả năng xảy ra sau đây:

  • Hồ sơ đầy đủ (Đơn khởi kiện, chứng cứ kèm theo) bảo đảm về mặt hình thức, số lượng và có căn cứ khởi kiện. Tòa sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi bạn nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa sẽ thụ lý giải quyết Vụ án. Và lúc này, xem như chính thức bắt đầu quy trình giải quyết Vụ án dân sự.
  • Hồ sơ đầy chưa đầy đủ hoặc còn thiếu các chứng cứ cần thiết. Thì Tòa sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung Đơn khởi kiện, và cho Bạn 30 ngày để bổ sung, có thể gia hạn thêm 15 ngày. Nếu trong vòng 30 (Hoặc 45) ngày này, Bạn bổ sung đầy đủ, thì tiếp theo sẽ là rơi vào khả năng 1 hoặc 2 vừa nêu trên. Nếu hết 30 (Hoặc 45) ngày này Bạn không bổ sung, thì Tòa sẽ trả lại Đơn khởi kiện. Vụ án xem như không được thụ lý giải quyết.
  • Bạn Bị trả lại Đơn khởi kiện, do Vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc chưa đủ điều kiện khởi kiện hoặc một số nguyên nhân khác……

4. Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Giai đoạn này các đương sự gồm Nguyên đơn, Bị đơn, Người liên quan, có thể được Tòa triệu tập nhiều lần để cung cấp lời khai, bổ sung chứng cứ, làm rõ các vấn đề có liên quan. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố (Kiện ngược lại Nguyên đơn), Người liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập (Kiện Nguyên, Bị đơn) sau khi nhận được Thông báo thụ lý của Tòa án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử này, có những khả năng sau có thể xảy ra:

4.1 Tòa án tạm đình chỉ giải quyết Vụ án

Khi cần có thời gian để chờ kết quả định giá tài sản, ủy thác tư pháp…. tòa án sẽ ra quyết định Tạm đình chỉ giải quyết. Khi có kết quả những vấn đề vừa nêu. Vụ án lại được tiếp tục giải quyết. Các đương sự có quyền kháng cáo quyết định Tạm đình chỉ này lên Tòa phúc thẩm cao hơn, khi cho rằng nó không đúng.

4.2 Đình chỉ giải quyết Vụ án

Khác với Tạm đình chỉ, đình chỉ Vụ án có nghĩa là Tòa sẽ không tiếp tục giải quyết Vụ án nữa. Vụ án xem như bị dừng hẳn. Nguyên nhân bị đình chỉ, có thể do Nguyên đơn rút đơn khởi kiện, mà Vụ án không có phản tố gì cả, cũng có thể là do Tòa thụ lý sai, tức là đáng ra không được thụ lý, nhưng lại thụ lý. Các đương sự có quyền kháng cáo quyết định Đình chỉ này lên Tòa phúc thẩm cao hơn, khi cho rằng nó không đúng.

4.3 Ra quyết định công nhận hòa giải thành

Trong quá trình giải quyết, nếu các bên tự thỏa thuận với nhau được. Không còn tranh chấp nữa. Thì tòa án sẽ lập Biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này, có giá trị như một Bản án phúc thẩm, vì nó không bị kháng cáo hay kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Mà có hiệu lực ngay. Nếu các bên không tự nguyện thi hành thì có thể bị Cơ quan thi hành án, cưỡng chế thi hành.

4.4 Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Sau quá trình chuẩn bị xét xử, nếu Vụ án không rơi vào trường hợp bị đình chỉ hoặc được hòa giải thành. Thì Tòa án sẽ đưa Vụ án ra xét xử. Bằng một hội đồng xét xử gồm có 1 thẩm phán và 2 hội thẩm, trường hợp đặc biệt thì có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm, theo thủ tục rút gọn thì chỉ bằng 01 thẩm phán.

Bản án của Tòa sơ thẩm tuyên, có thể là chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Nguyên đơn, hoặc chỉ chấp nhận một phần, hoặc bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Cũng tương tự như vậy với phản tố của Bị đơn.

Điều quan trọng, là Bản án sơ thẩm không có hiệu lực ngay. Dù Bản án sơ thẩm xử đúng hay xử sai, thì Nguyên đơn, Bị đơn, Người liên quan có quyền kháng cáo lên Tòa phúc thẩm.

5. Giai đoạn xét xử phúc thẩm

Bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án của Tòa cấp sơ thẩm, có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Ở đây Chúng ta chỉ tập trung vào Bản án sơ thẩm bị kháng cáo.

Thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày tuyên án, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng thì tính từ ngày nhận được Bản án. Khi xét xử phúc thẩm, thì cấp phúc thẩm có các quyền sau:

  • Y án sơ thẩm. Tức là giữ nguyên quyết định của Tòa sơ thẩm, kháng cáo bị bác bỏ.
  • Hủy bản án sơ thẩm, để yêu cầu xét xử lại. Trường hợp này xem như Vụ án quay lại từ đầu.
  • Sửa án sơ thẩm. Tức là án sơ thẩm xử chưa đúng. Và Tòa phúc thẩm sửa án luôn. Mà không hủy án, kháng cáo được chấp nhận một phần hoặc toàn bộ.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay từ thời điểm tuyên án. Các đương sự không được quyền kháng cáo nữa. Về nguyên tắc, Vụ án kết thúc tại đây.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ điện thoại: 0966 916 551 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger