Phân biệt tội “Giả mạo trong công tác” và tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; tội “sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”
Tội giả mạo trong công tác (điều 359 BLHS) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (điều 341 BLHS) đều là những tội xâm phạm hoạt động đúng đăn của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, hai tội này có những điểm khác biệt cơ bản sau:
(1) Điểm giống nhau
– Cả hai tội đều xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức nhà nước.
– Cả hai tội đều do lỗi cố ý.
(2) Điểm khác nhau
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS) | Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS) | |
Mặt khách quan | Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hoặc cả hai hành vi khách quan, đó là hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả thực hiện hành vi trái pháp luật, bao gồm:
– Hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức là hành vi đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức đang sử dụng vào những việc trái pháp luật (như sử dụng để làm các loại giấy tờ giả…). – Hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi viết, vẽ, in, photo, … các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đang sử dụng để sử dụng vào những việc trái pháp luật (ví dụ: Làm giả các tài liệu công nhận con liệt sĩ để hưởng các ưu đãi của Nhà nước…). – Hành vi sửa các thông tin, giá trị trên các giấy tờ, tài liệu,… thật có chữ ký, con dấu, mẫu giấy thật để sử dụng vào những việc trái pháp luật (ví dụ: Sửa tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, bằng cấp, sửa số tiền trên sổ tiết kiệm,…). – Hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện hành vi vi phạm (để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân). |
Lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi:
– Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ tài liệu + Sửa chữa giấy tờ, tài liệu thể hiện ở việc ghi thêm một số từ, một số câu, ghi thêm số liệu, tẩy xóa rồi ghi số liệu vào, sữa chữa ngày, tháng, số thứ tự, … Việc sửa chữa này không làm sai lệch hoàn toàn nội dung giấy tờ, tài liệu mà chỉ làm sai lệch một phần, còn hình thức của giấy tờ, tài liệu vẫn giữ nguyên tình trạng ban đầu. + Làm sai lệch, nội dung giấy tờ, tài liệu là làm thay đổi cơ bản nội dung giấy tờ, tài liệu ban đầu bằng cách tẩy xóa một phần nội dung quan trọng ghi thêm vào câu, chữ, số liệu có nội dung khác với nội dung, giấy tờ tài liệu ban đầu. Khi làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu, người phạm tội vẫn sử dụng hình thức giấy tờ cũ mà chỉ sửa chữa hoặc ghi thêm nội dung để làm sai lệch… – Làm, cấp giấy tờ giả.
+ Làm giấy tờ giả (GTG) là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm ra một trong các giấy tờ mang tiêu đề nhất định và có giá trị nhất định, nhưng nội dung không đúng với thực tế khách quan. Làm giả giấy tờ là làm hoàn toàn giấy tờ có nội dung giả, chữ ký giả, đóng dấu giả hoặc chữ ký và dấu thật nhưng nội dung thì giả. Khi làm GTG, người phạm tội có thể lợi dụng các biểu mẫu thật hoặc làm giả các biểu mẫu, giấy tờ đó. + Cấp GTG là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để cấp giấy tờ cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mà người phạm tội biết chắc đó là GTG. Hành vi cấp GTG cho người khác, có thể cũng là hành vi làm GTG rồi cấp giấy đó cho người mà mình quan tâm, nhưng cũng có thể người phạm tội chỉ thực hiện việc cấp GTG đó, còn việc làm ra nó lại do một người khác thực hiện. Thông thường, người làm ra GTG cũng là người cấp GTG đó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người làm và người cấp khác nhau. – Giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn. Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là làm giả chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn để đánh lừa cho có vẻ hợp pháp. Hành vi giả mạo chữ ký của người giả mạo trong công tác có đặc điểm khác với hành vi giả mạo chữ ký quy định trong một số tội phạm khác ở chỗ người phạm tội GMTCT lại chính là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giả mạo chữ ký của người khác mà người này cũng là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chữ ký bị giả mạo ở đây là người có thẩm quyền để ký, ban hành các giấy tờ, tài liệu mà người phạm tội giả mạo. |
Khách thể | Xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu và hoạt động trao đổi, giao dịch của các cá nhân, tổ chức. | Xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức |
Chủ thể | Là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực TNHS theo quy định của BLHS. | Là người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS và có chức vụ, quyền hạn (liên quan đến giấy tờ, tài liệu đã giả mạo) trong cơ quan, tổ chức nhà nước. |
Mặt chủ quan | – Lỗi cố ý trực tiếp;
– “Làm giả con dấu, tài liệu” thực hiện xong hành vi làm giả. – “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả” có mục đích sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật. |
– Lỗi cố ý trực tiếp;
– Động cơ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân
|
Hậu quả | Làm ảnh hưởng về tài sản của công dân, của nhà nước; gây rối loạn việc quản lý hành chính Nhà nước về quản lý giấy tờ, tài liệu; gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của mình… |
Hậu quả của tội giả mạo trong công tác là gây thiệt hại cho hoạt động quản lý nhà nước |
Mức phạt | – Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. |
– Phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. |
Bài viết này của Luật sư, chỉ mang tính chất tham khảo, không sử dụng vào mục đích thương mại hoặc bất kỳ hình thức nào khác có hành vi, vi phạm pháp luật./.
Bài viết cùng chủ đề
- Hành vi găm hàng, chờ lên giá để trục lợi của các cửa hàng xăng dầu sẽ bị xử lý như thế nào?
- Hành vi đe dọa và tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
- Hành vi dùng vũ lực đánh vợ đồng thời gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý thế nào?
- Cung cấp, môi giới bằng giả thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Giải quyết bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án
- Pháp luật Việt Nam có quy định được phép dùng án lệ trong xét xử?