Phân biệt chứng cứ và vật chứng trong tố tụng hình sự?
* Giống nhau:
– Chứng cứ và vật chứng có thể là vật thể hữu hình và được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự;
– Chứng cứ và vật chứng đều là những gì liên quan đến vụ án và có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
– Chứng cứ và vật chứng đều phải là những gì có thật, đều phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì mới có giá trị pháp lý và được dùng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự.
* Khác nhau:
Tiêu chí |
Chứng cứ |
Vật chứng |
Khái niệm |
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. |
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
|
Đặc điểm | – Chứng cứ là những gì có thật, bảo đảm tính khách quan;
– Chứng cứ có tính hợp pháp; – Chứng cứ phải liên quan đến vụ án |
– Vật chứng là một trong những nguồn quan trọng của chứng cứ. Do đó, vật chứng mang đặc điểm của chứng cứ (có thật, đảm bảo tính khách quan; tính hợp pháp; liên quan đến vụ án).
– Vật chứng ghi nhận chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của vật chứng trong vụ án hình sự có thể là rất cao. Vật chứng là chứng cứ mang tính vật chất, tồn tại độc lập, khách quan và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người. – Vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, sự thể hiện của vật chứng rất phong phú với đủ hình dạng, kích cỡ, trọng lượng, màu sắc… thể trở thành chứng cứ thì vật chứng phải liên quan đến vụ án hình sự. – Vật chứng chứa đựng và phản ánh trong mình những sự kiện thực tế liên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng vật chứng phải nằm trong mối liên quan tổng thể của vụ án hình sự và phải là: những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; những vật mang dấu vết tội phạm; đối tượng của tội phạm mà người phạm tội tác động đến; tiền và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. |
Nguồn | Chứng cứ được thu thập, xác định từ:
+ Vật chứng + Lời khai, lời trình bày + Dữ liệu điện tử + Kết luận giám định, định giá tài sản + Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án + Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác + Các tài liệu, đồ vật khác |
Vật chứng được thu thập, xác định từ:
+ Vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; + Vật mang dấu vết tội phạm; + Vật là đối tượng của tội phạm: (i) Tiền có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội (ii) Vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án
|
Căn cứ | Điều 86, 87 BLTTHS | Căn cứ: Điều 89 BLTTHS |
Bài viết này của Luật sư, chỉ mang tính chất tham khảo, không sử dụng vào mục đích thương mại hoặc bất kỳ hình thức nào khác có hành vi, vi phạm pháp luật./.