• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Bản án quá bất công cho cụ già 90 tuổi, Luật sư bảo vệ công lý trọng lượng được bao nhiêu?


Bản án quá bất công cho cụ già 90 tuổi, Luật sư bảo vệ công lý trọng lượng được bao nhiêu?

Ngày 20/5/2024, Toà án nhân dân cấp cao mở phiên toà xét xử vụ án “tranh chấp yêu cầu tuyên bố Hợp đồng vô hiệu”. Vụ án con gái kiện là bà kiện mẹ già 90 tuổi: Về việc yêu cầu Toà án Tuyên bố văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế ngày 19/6/2018 (gọi tắt: VBTT) vô hiệu và Toà án nhân dân cấp cao tuyên Y án sơ thẩm, bác đơn kháng cáo bà mẹ thiếu cơ sở pháp lý.

Cụ Trần Đình Tham (chết ngày 22/12/2013) và cụ Lê Thị Nghếch sinh được 09 người con và hai cụ có khối tài sản là: Thửa đất có diện tích 347,6m2 và tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà cấp 4 lợp ngói tại phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là đất cấp cho hộ gia đình. Đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S85458 cấp ngày 28/09/2001 cho hộ ông Trần Đình Tham. Nguồn gốc thửa đất là do cụ Tham, cụ Nghếch mua từ năm 1965.

Cụ Tham chết không để lại di chúc. Ngày 19/06/2018, những người thừa kế di sản cụ Tham đều thống nhất tặng cho và chuyển nhượng lại phần di sản mà mình được hưởng cho cụ Nghếch, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng A. Sau đó, ngày 22/06/2018 những người thừa kế yêu cầu cụ Nghếch lập bản cam kết và cụ Nghếch nhất trí làm bản cam kết về việc “Khi còn sống, cụ Nghếch chỉ quản lí, sử dụng toàn bộ quyền sử dụng thửa đất nêu trên và không chuyển nhượng, tặng cho thửa đất này cho bất cứ người nào. Đồng thời, cụ Nghếch cũng cam kết, không lập di chúc để định đoạt quyền sử dụng thửa đất trên khi còn sống. Nếu các con của cụ muốn tách thửa đất trên khi còn sống thì phải có sự đồng thuận của cả gia đình”. Đến ngày 17/07/2018 thửa đất được sang tên cụ Nghếch.

Ngày 22/12/2020, tại văn phòng công chứng A, tỉnh Bắc Ninh cụ Nghếch làm thủ tục tặng cho 01 phần quyền sử dụng thửa đất số 07, diện tích 347,6m2 tại phương Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh cho ông Trần Đình và ông Vinh, cụ thể: Cụ Nghếch  tặng cho ông Đình  một phần quyền sử dụng thửa đất có diện tích 223,9m2 và tặng cho ông Vinh một phần quyền sử dụng thửa đất có diện tích 63,3m2.

 

Phiên Toà hai cấp đều công nhận: Về hình thức của văn bản: Tại VBTT ngày 19/6/2018 đảm bảo đúng quy định tại Điều 44, 46, 47, 48 Luật Công chứng năm 2014.

Tuy nhiên, các đương sự đều xác nhận Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được lập tại gia đình cụ Nghếch mà không phải lập tại Văn phòng công chứng A, nhưng trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế lại ghi tại Văn phòng công chứng A là không đúng quy định.

Ngoài ra, trong Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có ghi bà Nguyễn là người đại diện theo pháp luật của chị Vân nhưng tại thời điểm lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chị Vân đã trên 18 tuổi nên việc bà Nguyễn  là người đại diện theo pháp luật của chị Vân là không đúng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Hơn nữa, xem xét về thủ tục công chứng, Hội đồng xét xử thấy: Tại phiếu yêu cầu công chứng do Văn phòng công chứng A tiếp nhận ngày 19/6/2018, cụ Nghếch điểm chỉ tại mục “Người nộp phiếu” nên cụ Nghếch là người yêu cầu công chứng. Theo khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 quy định “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng…”. Tại phiên tòa các đương sự đều khẳng định cụ Nghếch không nhìn, không đọc và không viết được nhưng khi lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trên lại không có người làm chứng.

Tại khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng cũng quy định: “Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng thì công chúng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng”. Khi điểm chỉ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, cụ Nghếch không nhìn được, không biết chữ, sức khỏe già yếu nên cụ không thể tự mình xác lập, thực hiện được quyền dân sự. Tuy nhiên, Công chứng viên không xác minh, làm rõ năng lực hành vi dân sự của cụ Nghếch, không hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng quy định về thủ tục công chứng, không có người làm chứng; đồng thời cũng không ghi âm, ghi hình quá trình đọc lại hợp đồng cho cụ Nghếch nghe. Do đó, yêu cầu của nguyên đơn về việc đề nghị Tòa án tuyên bố Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày 19/6/2018, do Văn phòng công chứng A chứng nhận số công chứng 520/2018/VBTT, quyển số 01 TP/CC- SCC/HĐGD vô hiệu là có căn cứ chấp nhận.

TỪ LÝ DO NÊU TRÊN, TOÀ ÁN TUYÊN BỐ  “VBTT phân chia di sản ngày 19/6/2018” vô hiệu:

Lập luận của luật sư đưa ra chứng cứ để bảo vệ cụ Nghếch:

Thứ nhất: VBTT phân chia di sản thừa kế được lập tại gia đình cụ Nghếch mà không phải lập tại Văn phòng công chứng A nhưng trong VBTT phân chia di sản thừa kế lại ghi Văn phòng công chứng A là không đúng quy định”

Theo quy địnhTại khoản 1,2 điều 50 Luật công chứng quy định:

“Điều 50. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng

  1. Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
  2. Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó….”.

Vậy: địa điểm thực hiện công chứng do Văn phòng công chứng ghi tại VPCC. Nhưng không làm đổi bản chất của thỏa thuận, không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ  VBTT phân chia di sản ngày 19/6/2018 vô hiệu. Việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch theo quy định tại khoản 1, điều 50 Luật công chứng.

Do đó, Luật sư cho rằng Văn phòng công chứng chỉ cần đính chính lại địa chỉ thực hiện công chứng là khắc phục được lỗi kỹ thuật này; văn bản thỏa thuận này đã được công chứng, không vi phạm về mặt hình thức để bị tuyên vô hiệu.

Do vậy Toà sơ thẩm tuyên vô hiệu mặt nội dung, đối với lỗi kỹ thuật này là không đủ cơ sở pháp lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Tại Văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 19/6/2018 chị Vân, sinh năm 1992 đã ký và điểm chỉ vào văn bản trên. Do đó, việc bản án sơ thẩm cho rằng “Trong VBTT phân chia di sản thừa kế có ghi bà Nguyễn là người đại diện theo pháp luật của chị Vân nhưng thực tế:

Tại Văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 19/6/2018, ghi nhận thông tin chị Vân, sinh năm: 1992, là con của ông Lý (ông Lý là con trai cụ Tham và cụ Nghếch BL 73). Tại cuối các trang của văn bản thỏa thuận phân chia di sản này đều có chữ ký của chị “Vân”, tại trang cuối (BL 70) có chữ ký, điểm chỉ của chị Vân. Điều này cho thấy: Chị Vân biết về việc thỏa thuận phân chia di sản của cụ Tham để lại, đồng ý ký, xác nhận vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản trên.

Việc Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng bà Nguyễn  là người đại diện theo pháp luật của chị Vân là không chính xác, thiếu sự khách quan. VBTT chia di sản ngày 19/6/2018 (BL 70-73) bà Nguyễn không đại diện theo pháp luật cho chị Vân, mà chị Vân đã trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình tại văn bản này.

Thứ ba: Cụ Nghếch không nhìn rõ, không biết chữ, khi thực hiện công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 19/6/2018 không có người làm chứng nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung thỏa thuận phân chia di sản

Bản án sơ thẩm nhận định: Cụ Nghếch không nhìn được, không biết chữ nên phải điểm chỉ nhưng Văn phòng công chứng khi thực hiện công chứng Văn bản phân chia di sản thừa kế ngày 19/6/2018 lại không có người làm chứng là vi phạm quy định tại khoản 2, điều 47 Luật công chứng: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng”.

Bản chất cụ Nghếch là người được các đồng thừa kế của cụ Tham nhường kỷ phần tặng cho người khác tài sản) không cần thiết phải có người làm chứng.

Mặt khác, các đồng thừa kế tham gia ký, điểm chỉ tại Văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 19/6/2018 đều là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị ai ép buộc, hoàn toàn tự nguyện; nội dung của văn bản thỏa thuận: không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội; hình thức của văn bản (thỏa thuận phân chia di sản) được công chứng phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 19/6/2018 đã đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (quy định tại điều 117 BLDS), không thuộc trường hợp vô hiệu (quy định tại điều 122 BLDS).

Do đó, văn bản thỏa thuận phân chia di sản trên có hiệu lực pháp luật, các đồng thừa kế đã ký, điểm chỉ tại Văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 19/6/2018 (tặng cho/chuyển nhượng kỷ phần được thừa kế) có trách nhiệm thực hiện văn bản thỏa thuận này.

Từ những nội dung trên cho thấy: VBTT phân chia sản ngày 19/6/2018 để phân chia di sản của cụ Tham để lại là có hiệu lực pháp luật.

Thưa các bạn!

Thực tế pháp luật quy định về điều kiện có hiệu lực của trong giao dịch dân sự: Mục đích, hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117, 118 Bộ luật dân sự, đồng thời BLDS năm 2015 quy định rất rõ những căn cứ để tuyên Hợp đồng dân sự vô hiệu được quy định cụ thể tại Điều 122, Điều 117; giao dịch dân sự đó bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội quy định tại Điều 123; Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo quy định tại Điều 124; Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện quy định tại Điều 125; Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn quy định tại Điều 126; Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép quy định tại Điều 127; Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình quy định tại Điều 128; Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015;

Chiếu theo quy định của pháp luật tác giả vừa nêu; thì nội dung VBTT có lỗi do sai sót/ có thể đính chính theo quy định Điều 50 Luật công chứng. Vì không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa của các bên tham gia giao dịch, mục đích/ý chí/nguyện vọng các bên tham gia giao dịch đều đạt được. Mặt khác; Trong quá trình ký văn bản thoả thuận tặng cho tài sản của bố cho mẹ/các con cụ Nghếch đều đủ tuổi thành niên, đều tự nguyện, không bị lừa dối ép buộc trong bất kỳ điều kiện nào. Nay con gái cụ Nghếch khởi kiện cụ “yếu cầu tuyên bố VBTT vô hiệu”. Vậy Toà chấp nhận đơn khởi kiện của con gái kiện mẹ/ khi đã ký tặng cho tài sản của bố cho mẹ và dựa vào các chứng cứ “vô lý”, không thuộc các trường hợp quy định giao dịch dân sự vô hiệu như Luật sư vừa viện dẫn ở trên.

Thực trạng đối với vụ án tác giả vừa tham gia, thì bản chất pháp lý khi giao dịch “tặng cho tài sản, thì không có quyền đòi lại”, nhưng đối với vụ án này; đã “các con đã ký tặng cho mẹ, nhưng vẫn đòi lại” và pháp luật đang cho bảo vệ mặt trái của “bản chất mối quan hệ pháp lý này”.

Thiết nghĩ tác giả không được Toà án ghi nhận những lý do tác giả nêu trên về việc: Bảo vệ được pháp luật/ không bảo vệ được quyền lợi cụ Nghếch được pháp luật bảo vệ, thì quả thật quá bất công đối với nền pháp lý nước nhà.

Bài viết này của Luật sư, chỉ mang tính chất tham khảo, không sử dụng vào mục đích thương mại hoặc bất kỳ hình thức nào khác có hành vi, vi phạm pháp luật.

                                                                         Tác giả: Th.s/Ls: Nhâm Lan

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger