Di sản dùng cho việc thờ cúng có được bán hay không?
Thờ cúng tổ tiên là một nếp sống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Vì vậy pháp luật dân sự có quy định về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng. Vậy, di sản thờ cúng là gì? Có được bán hay không? Thông qua bài viết dưới đây, Văn phòng Luật sư Hoàng Phát sẽ cùng các bạn làm rõ về phần nội dung này.
Thế nào là di sản thờ cúng?
Di sản thờ cúng còn được hiểu là phần di sản dùng vào mục đích thờ tự tổ tiên và không dùng để chia thừa kế. Phần di sản này được chỉ định trong di chúc giao cho một người trong gia đình để người đó trực tiếp quản lý và tiếp tục thực hiện việc thờ cúng tổ tiên. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế sẽ thỏa thuận cử ra một người quản lý phần di sản này.
Ai có quyền quản lý di sản thờ cúng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.”
Trong trường hợp, người nhận quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Có được bán di sản dùng cho việc thờ cúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”.
Theo quy định trên, phần di sản này chỉ được sử dụng cho mục đích thờ cúng tổ tiên mà không được phép chia thừa kế.
Như vậy có thể thấy, người quản lý di sản thờ cúng phải có nghĩa vụ trông coi, quản lý và duy trì việc thờ cúng. Mặt khác phần di sản này không nằm trong phần di sản thừa kế nên sẽ không được sử dụng vào bất kì mục đích nào khác ngoại trừ viêc thờ cúng. Chính vì vậy, phần di sản thờ cúng sẽ không thể mua, bán vì đây không phải là phần di sản thừa kế của người chết để lại.
Mong rằng thông qua thông tin mà Văn phòng Luật sư Hoàng Phát cung cấp sẽ giải đáp được những vướng mắc liên quan đến vấn đề “Di sản dùng cho việc thờ cúng có được bán hay không?”.
Bài viết cùng chủ đề
- Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
- Giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con – Bất cập và kiến nghị
- Pháp luật về hợp đồng điện tử - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
- Hoàn thiện quy định về năng lực chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nhà ở xã hội
- Năm 2023, hàng hóa, dịch vụ nào được khuyến mại, dùng để khuyến mại?
- Người được trợ giúp pháp lý đề nghị thay đổi người trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào? Mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý mới nhất?
- Thời hạn thực hiện tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân là 24 tháng có đúng không? Được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?
- Con nuôi và con ruột ai được ưu tiên hưởng thừa kế theo pháp luật? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia thừa kế được quy định như thế nào?
- Cho vay nặng lãi chưa thu lợi bất chính do nguyên nhân ngoài ý muốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Kết hôn trái pháp luật là gì? Vấn đề chia tài sản sau khi kết thúc quan hệ hôn nhân trái pháp luật