• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Trình tự, thủ tục thực hiện phá sản doanh nghiệp


Hiện nay do kinh tế suy thoái, thiếu kiến thức trong vận hành dẫn đến kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, không đủ ngân sách để chi trả lương cho người lao động, cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp đã tiến hành thủ tục phá sản để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể liên quan. Vậy trình tự, thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ gồm những bước nào? Với mục đích hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cùng Văn phòng luật sư Hoàng Phát tìm hiểu chi tiết trong bài viết được tổng hợp sau đây.

1.Phá sản là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

 Như vậy, một doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị coi là phá sản khi xảy ra đồng thời hai vấn đề:

+ Một là, mất khả năng thanh toán.

+ Hai là, bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

2. Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

  • Chủ thể có quyền:

+   Chủ nợ (không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần);

+   Người lao động, công đoàn;

+   Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỉ lệ khác do Điều lệ công ty quy định đối với doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty cổ phần;

+   Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện pháp luật của hợp tác xã là thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

  • Chủ thể có nghĩa vụ:

+   Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+   Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

     (Điều 5 Luật Phá sản 2014)

người đàn ông chán nản buồn bã kiểm tra hóa đơn, lo lắng về nợ nần hoặc phá sản - phá sản hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

3. Trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay 

Bước 1: Người có quyền, nghĩa vụ chuẩn bị đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và những tài liệu, giấy tờ liên quan đến các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết. Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến tòa án nhân dân. Ngày nộp đơn được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. (Điều 30 Luật Phá sản 2014)

Bước 3: Tòa án nhận đơn yêu cầu và thụ lý yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có); hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; hoặc chuyển đơn đến tòa án khác có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn. (Điều 32 Luật Phá sản 2014)

Tòa án nhân dân tiến hành thụ lý đơn khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản, trường hợp được miễn thì thời điểm thụ lý tính từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Điều 39 Luật Phá sản 2014)

Bước 4: Tòa án nhân dân ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và gửi quyết định cho các bên liên quan. Trong quá trình đó, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản doanh nghiệp. (Điều 42 Luật Phá sản 2014)

Người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Bước 5: Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy điều kiện nào đến sau.

Hội nghị chủ nợ chỉ được tiến hành khi có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ. Trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp lệ, Tòa án triệu tập Hội nghị chủ nợ lần 2.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra nghị quyết đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; hoặc đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh; hoặc đề nghị tuyên bố phả sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bước 6: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi:

–       Hội nghị chủ nợ triệu tập lần 2 nhưng không đủ điều kiện tiến hành hoặc hội nghị chủ nợ không thể thông qua nghị quyết: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp hội nghị chủ nợ

–       Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết trong đó đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của hội nghị chủ nợ.

(Điều 106, Điều 107 Luật Phá sản 2014)

Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phán sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra quyết định thi hành và phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

thương gia - phá sản hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

4. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản 

Thứ tự phân chia tài sản khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản như sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động. quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản không đủ thanh toán nợ;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trên đây, là một vài thông tin cơ bản về trình tự thủ tục cơ bản về phá sản giúp bạn đọc có thêm kiến thức khi tìm hiểu về tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Mong rằng bài viết do HoangPhatLaw tổng hợp hữu ích với bạn đọc. Trường hợp cần hỗ trợ, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Hoàng Phát để được giải đáp.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger