• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Quy định về đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự


Đại diện theo pháp luật là việc 1 người nhân danh vì lợi ích của người khác/tổ chức khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Đại diện theo pháp luật có thể đại diện cho cá nhân hoặc đại diện cho tổ chức. Trong tố tụng dân sự, đại diện theo pháp luật được quy định như thế nào?

1. Khái niệm về đại diện

Theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được. Quy định này có thể hiểu, trong trường hợp pháp luật không quy định, người đại diện không nhất thiết phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, hay nói cách khác, người vô năng có thể là đại diện.

2. Phân loại đại diện

2.1. Đại diện theo pháp luật

* Đại diện theo pháp luật của cá nhân

Theo Điều 135 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người sau là đại diện theo pháp luật của cá nhân:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

* Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

+ Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

– Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật dân sự.

2.2. Đại diện theo ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền bao gồm:

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

3. Quy định về phạm vi và thẩm quyền đại diện theo pháp luật

Người đại diện thực hiện hành ví nhân danh người được đại diện. Bởi vậy, cần phải có giới hạn nhất định cho hành vi đó. Giới hạn này là phạm vi thẩm quyền đại diện. Việc xác định phạm vi thẩm quyền đại diện có ý nghĩa quan ttọng: Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ttong phạm vi đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và ttách nhiệm của người được đại diện. Trường hợp không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện, thì về nguyên tắc người đại diện phải tự chịu trách nhiệm (các điều 141, 142 và 143 BLDS 2015).

Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba.

Tuỳ thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền, phạm vi thẩm quyền đại diện được xác định khác nhau (khoản 1 Điều 141 BLDS 2015).

Bản chất của đại diện là việc người đại diện thay mặt người được đại diện xác lập và thực hiện các hành vi pháp lý nhất định, về nguyên tắc, những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện các hành vi pháp lý này sẽ xác lập cho người được đại diện khi hành vi được thực hiện phù hợp với phạm vi đại diện. Có thể hiểu, phạm vi đại diện là giới hạn những quyền và nghĩa vụ mà theo đó người đại diện được phép nhân danh và thay mặt người được đại diện xác lập, thực hiện các hành vi pháp lý nhất định đối với người thứ ba. Đây là một trong những vấn đề pháp lý rất quan trọng liên quan đến quan hệ đại diện.

Căn cứ vào từng hình thức đại diện khác nhau mà việc xác định phạm vi đại diện cũng phụ thuộc vào những tiêu chí khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1. Phạm vi đại diện theo pháp luật của cá nhân:

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự phù hợp với phạm vi đại diện được ghi nhận trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật. Cụ thể, trường hợp một cá nhân do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà dẫn đến không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự) thì căn cứ vào những điều kiện nhất định, Tòa án ra quyết định tuyên bố cá nhân đó khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Quyết định sẽ chỉ định cụ thể: người giám hộ cho người này, đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Bên cạnh người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, quyết định của Tòa án tuyên bố một cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng cần chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người này. Thật vậy, người hạn chế năng lực hành vi về bản chất hoàn toàn có khả năng chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình, do đó không đặt ra vấn đề giám hộ đối với người này. Tuy nhiên, với bản chất “phá tán tài sản của gia đình” mà các hành vi pháp lý người này thực hiện trong thực tiễn có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác. Pháp luật quy định trong trường hợp này Tòa án phải quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời quy định cụ thể về phạm vi đại diện. Điểm đặc biệt trong tư cách của người đại diện theo pháp luật cho người hạn chế năng lực hành vi dân sự là ở chỗ: người đại diện trong trường hợp này đóng vai trò là người “đồng ý” hay “không đồng ý” cho việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người hạn chế năng lực hành vi dân sự, bản thân người đại diện không trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch mà việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản sẽ do chính người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện. Đương nhiên, đối với những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, việc xác lập, thực hiện giao dịch không cần thông qua ý kiến của người đại diện theo pháp luật.

3.2. Phạm vi đại diện theo pháp luật của pháp nhân:

Pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể căn cứ vào Quyết định thành lập pháp nhân, hoặc Điều lệ của pháp nhân. Do đó, việc xác định phạm vi đại diện của người đại diện cũng có thể căn cứ vào nội dung những văn bản này. Với mục đích tạo nên một cơ chế linh hoạt, thúc đẩy tối đa sự phát triển trong quá trình hoạt động của pháp nhân, pháp luật hiện hành ghi nhận và cho phép một pháp nhân có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Đây là quy định hoàn toàn phù họp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đồng thời đưa pháp luật Việt Nam tiệm cận hơn với pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới. Theo đó, pháp nhân được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật và có quyền chỉ định người đại diện trong Điều lệ hoạt động của mình. Tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động khác nhau của pháp nhân mà người đại diện theo pháp luật được phép xác lập, thực hiện những hành vi pháp lý trong giới hạn nhất định. Mọi hành vi nhận danh và vì lợi ích của pháp nhân phù hợp với “giới hạn” này được coi là hành vi của pháp nhân và xác lập các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chính pháp nhân mà người đó nhân danh. Trong trường hợp này, cần thiết phải thông báo và công khai phạm vi đại diện cho phía bên kia của giao dịch để việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được minh bạch hóa, hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý về sau. Nói một cách khác, các đối tác khi ký kết giấy tờ, tham gia giao dịch với pháp nhân phải yêu cầu cung cấp giấy tờ xác định phạm vi thẩm quyền của người đại diện làm việc với mình. Giấy tờ này phải coi là giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ để chuẩn bị cho các giao dịch được ký kết, xác lập.

Thẩm quyền đại diện của những người đại diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác lập quan hệ đại diện này thường không phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện. Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường họp pháp luật quy định khác hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định khác.

Trong trường hợp đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có một số nét đặc biệt riêng. Chính người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng với sự chấp thuận của người đại diện. Người đại diện chỉ đóng vai ưò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho xác lập giao dịch. Nếu giao dịch đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chính người đại diện, của những người thân thích trong gia đình của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện cho phép người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện giao dịch.

4. Đại diện theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự

4.1. Đại diện theo pháp luật đối với cá nhân

Vấn đề giám hộ và đại diện là hai chế định khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người giám hộ sẽ là một trong những người có quyền đại diện theo pháp luật đối với người được giám hộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện và theo quy định tại các khoản 4, 5 Điểu 69 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì nếu đương sự là người chưa đủ 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật có toàn quyển khỏi kiện để bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện, kể cả về quan hệ nhân thân. Trong trường hợp này, trong bản án phải ghi rõ người được đại diện là nguyên đơn, còn người đã thực hiện hành vi khỏi kiện vì lợi ích của nguyên đơn thì phải ghi họ là người đại diện cho nguyên đơn, chứ không phải như một số bản án đã ghi người đại diện là nguyên đơn.

Đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình khởi kiện với tư cách nguyên đơn và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó; nhưng Toà án vẫn có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo pháp luật. Đối vối những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện (khoản 6 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

Điểm cần lưu ý: người chưa thành niên dưối 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì người bị thiệt hại có quyền kiện cha, mẹ của người gây thiệt hại, cha, mẹ sẽ là bị đơn của vụ kiện và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha, mẹ.

Người chưa thành niên, ngưòi mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người bị thiệt hại có quyền kiện người giám hộ yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình. Người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giảm hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Người giám hộ sẽ là bị đơn vụ kiện.

Tuy nhiên, nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nhưng bố, mẹ, người giám hộ chứng minh được ngưồi khác có trách nhiệm quản lý, giáo dục ngưòi dưới 15 tuổi hoặc ngưòi mất năng lực hành vi dân sự trong thời điểm người đó gây thiệt hại, thì “người” có trằch nhiệm quản lý, giáo dục đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và người bị thiệt hại có quyền kiện “người” có trách nhiệm quản lý, giáo dục bồi thường thiệt hại cho mình. Người chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tượng nói trên sẽ là bị đơn của vụ kiện (Điều 586, Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 3, 4 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

4.2. Đại diện theo pháp luật đối với cơ quan, tổ chức

Theo quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì cơ quan, tổ chức khởi kiện có thể thuộc một trong ba trường hợp sau:

– Cơ quan tổ chức khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình.

– Cơ quan tổ chức có thể khỏi kiện để bảo vệ quyển và lợi ích của người khác.

– Cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nưốc.

Theo khoản 7 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định: cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng phải thông qua ngưòi đại diện. Nếu cơ quan, tổ chức là người khởi kiện vì lợi ích của cơ quan, tổ chức đó hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì cơ quan tổ chức đó tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn. Nếu cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác thì người được cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình sẽ là nguyên đơn của vụ kiện, còn cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện bảo vệ lợi ích của nguyên đơn. Nếu cơ quan, tổ chức bị khỏi kiện thì trong bản án, quyết định phải xác định cơ quan, tổ chức đó là bị đơn.

Đối với các chi nhánh đựợc pháp nhân giao cho tham gia một số quan hệ pháp luật, nếu có tranh chấp xảy ra thì không được xác định các đơn vị này là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, kể cả trường hợp các văn phòng đại diện, sở giao dịch, giám đốc chi nhánh, v.v. được pháp nhân uỷ quyền thường xuyên tham gia tố tụng như trong Quyết định số 900 ngày 23-11- 2000 của Tổng giám đốc NHNNPTNT thì cũng không được xác định văn phòng đại diện, sở giao dịch hay giám đốc chi nhánh là nguyên đơn hay bị đơn, v.v. như có một số bản án đã nhầm lẫn mà phải xác định pháp nhân của chi nhánh mới là đương sự của vụ án.

Trân trọng!

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger