Phân biệt cấu thành tội phạm “Tội cướp Tài sản Điều 168” với “Tội cướp giật Tài sản Điều 171” (Theo quy định BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có:
- Chủ thể;
- Mặt khách quan;
- Mặt chủ quan;
- Khách thể.
(Theo quy định BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Tiêu chí Tội cướp tài sản (Đ168 BLHS) Tội cướp giật tài sản (Đ171 BLHS)
Chủ thể
Chủ thể của tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội cướp tài sản.
(Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)
Chủ thể của tội cướp tài sản theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội cướp tài sản.
(Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)
Mặt khách quan
– Người nào dùng vũ lực;
– đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc;
– hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
– Cướp giật tài sản của người khác;
– Hành vi xảy ra nhanh chóng, công khai.
Mặt chủ quan
– Lỗi cố ý trực tiếp.
– Lỗi cố ý trực tiếp.
Khách thể
– Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản;
– Xâm phạm quyền nhân thân.
– Xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản.