• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng?


Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản là 1 hệ thống lý luận với nội dung hết sức phong phú.Tư tưởng đó được hình thành và phát triển từng bước qua các thời kỳ của cách mạng Việt Nam.Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

1. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh ?

Thưa luật sư Tôi năm nay 19 tuổi muốn kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam, tôi đang sinh sống tại Hà Nội và có đang tìm hiểu về một vài nguyên tắc tổ chức của đảng nhưng có một vài thắc mắc không giải quyết được nên muốn nhờ luật sư tư vấn. vậy luật sư cho tôi hỏi là các nguyên tắc tổ chức của đảng được quy định như thế nào ạ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Trả lời

Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là yếu tố quyết định sức mạnh của Đảng.Đây cũng là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản trở thành 1 tổ chức chiến đấu chặt chẽ ,vừa phát huy sức mạnh của mỗi người vừa phát huy sức mạnh của cả tổ chức Đảng

– Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quôc. Cơ quan lãnh đạo ở môi câp là đại hội đại biêu hoặc đại hội đảng viên. Giữạ hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

– Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

– Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiêu sô phục tùng đa sô, câp dưới phục tùng câp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ưong.

– Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiên thuộc vê thiêu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

– Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

2. Hệ thống tổ chức đảng?

– Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.

– Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

– Cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.

– Cơ quan lãnh đạo

+ Cấp Trung ương

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc;
Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội là Ban chấp hành (BCH) Trung ương gồm Bộ Chính Trị và Ban Bí thư+
Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Các đảng bộ khác trực thuộc Trung ương: Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương; Đảng bộ Quân đội; Đảng bộ Công an Trung ương và Đảng bộ ngoài nước.

+ Cấp tỉnh

BCH Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh ủy, thành ủy)
– Đảng bộ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
– Đảng bộ cấp trên trực tiếp của cơ sở (tương đương cấp huyện) trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;
– Một số tổ chức cơ sở Đảng có vị trí quan trọng, đông đảng viên, nhiều tổ chức Đảng trực thuộc, được giao một số quyền của cấp trên cơ sở;
– Các đảng bộ, chi bộ cơ sở có vị trí quan trọng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ khối Trung ương, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương.

+ Cấp huyện

BCH Đảng bộ huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh (huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ)
Các đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn;
Các đảng bộ cơ sở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy và tương đương.

+ Cấp xã

BCH Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn (Đảng ủy, Chi ủy)
Các đảng bộ bộ phận trực thuộc ban chấp chấp hành Đảng bộ cơ sở (nơi có đông đảng viên);
Các chi bộ trực thuộc ban chấp hành Đảng bộ cơ sở;
Các tổ đảng trực thuộc chi bộ cơ sở.

3. Đại hội ? Triệu tập đại hội ?

– Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.
– Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
– Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
– Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

– Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận, cấp ụỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
– Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần bạ số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
– Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.

4. Quy định về Ủy viên ? Đoàn chủ tịch về hướng dẫn bầu cử ?

Quy định về ủy viên, đoàn chủ tịch về vấn đề hướng dẫn bầu cử

1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập the, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.

2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; sô lượng câp uỷ viên câp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phắt triển qua mỗi lần đại hội.

3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử:
– Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
– Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.

– Bầu cử bằng phiếu kín.
– Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

5. Quy định về bàn giao, bổ sung, điều động?

– Cấp uỷ khoá mới nhận sự bàn giao từ cấp uỷ khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

– Việc bổ sung cấp uỷ viên thiếu do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một so cấp uỷ viên cấp dưới.

– Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên có quyền điều động một số cấp uỷ viên cấp dưới, nhưng không quá một phần ba tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.

– Cấp uỷ viên xin rút khỏi cấp uỷ, do cấp uỷ xem xét đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; đối với Uỷ viên Trung ương, do Ban Chấp hành Trung ương quyết định, cấp uỷ viên đương nhiệm ở đảng bộ từ cấp tỉnh trở xuống, khi có quyêt định nghỉ công tác đê nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác ngoài đảng bộ thì thôi tham gia các cấp uỷ đương nhiệm ở đảng bộ đó.

Đối với Uỷ viên Trung ương khi có quyết định thôi giữ chức vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể để nghỉ hưu thì thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm.

– Từ tổ chức cơ sở đảng đến đảng bộ trực thuộc Trung ương nếu được thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong nhiệm kỳ, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ chính thức; chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù họp; nhiệm kỳ đầu tiên của các cấp uỷ này không nhất thiết là 5 năm để nhiệm kỳ đại hội phù hợp với nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đảng cấp trên.

– Đối với tổ chức đảng không thể mở đại hội được, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ của tổ chức đảng đó.

Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Mọi ý kiến thắc mắc về bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com.

Trân trọng.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger