• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Hướng tới xây dựng một nền văn hóa sở hữu trí tuệ?


Để xây dựng một nền văn hóa sở hữu trí tuệ thì trước hết các nhà nước, cơ quan, tổ chức quản lý về vấn đề sở hữu trí tuệ cần có những biện pháp giáo dục, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, để người dân có thể hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của quyền này mà thực thi đúng pháp luật.

NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Sự dính líu của tội phạm có tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Vì lợi nhuận tiềm năng rất cao và rủi ro tương đối thấp, những kẻ phạm tội có tổ chức dính líu nhiều với nạn làm giả và chiếm đoạt. Lợi nhuận thu được từ hành vi làm giả và chiếm đoạt thường được sử dụng để tài trợ cho những hoạt động tội phạm khác; và thật không may là bộ máy thực thi hình sự cũng như công chúng không phải lúc nào cũng coi hành vi làm giả và chiếm đoạt là tội phạm nghiêm trọng, trong khi thật sự chúng là như vậy. Sự dính líu tích cực của tội phạm có tổ chức trong việc làm giả và chiếm đoạt là một thực tế đã được chứng minh và không thể bác bỏ được. Những tổ chức tội phạm quốc tế sản xuất, phân phối và vận chuyển hàng giả và hàng chiếm đoạt vì một số lý do: đó là công việc kiếm được lợi; đó thường là hoạt động ít rủi ro; đồng thời đó là nguồn tài trợ cho những hoạt động khác có độ rủi ro và được trà công lớn hơn nhiều.

Trong công chúng và đôi khi trong cơ quan xét xử cũng như cơ quan thực thi pháp luật đã và đang có một thái độ thiếu xây dựng, cho rằng hành vi làm giả và chiếm đoạt là hành vi gây tổn hại ở mức độ thấp và hậu quả nhỏ. Các nỗ lực tận tuy của nhiều tổ chức và chính phủ cuối cùng đã bắt đầu làm thay đổi nhận thức sai lầm này. Kết cục và hậu quả của sự dính líu của tội phạm có tổ chức trong việc làm giả và chiếm đoạt có thể rất nghiêm trọng. Tội phạm có tổ chức hầu như luôn đi kèm với hoạt động làm giả và chiếm đoạt có quy mô thương mại. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động này sau đó được chuyển cho những hoạt động tội phạm khác. Đó là một mối quan hệ nguy hiểm đồng thời dẫn đến những hậu quả trước mát cũng như lâu dài không mong muốn và nghiêm trọng, như được thảo luận trong mục tiếp theo.

Lưu ý: Các thuật ngữ “làm giả” và “chiếm đoạt” được định nghĩa và sử dụng khác nhau trong những văn cảnh khác nhau. Nói chung, “làm giả” gắn với việc cố ý xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá và “chiếm đoạt” gắn với việc cố ý xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Tuy nhiên, mỗi thuật ngữ này đều có thể được định nghĩa để bao hàm những hình thức xâm phạm khác về SHTT. Bất chấp sự khác biệt trong định nghĩa và sử dụng của các thuật ngữ này, thực sự có thể nói rằng làm giả và chiếm đoạt dính dáng đến việc SHTT của một người khác bị lấy đi rõ ràng mà không có sự đồng ý của người đó. Đó chính là sự rõ ràng không tôn trọng quyền của người khác, làm cho tình trạng của họ đặc biệt xấu đi.

2. Sáng kiến trong hợp tác quốc tế:

Một số sáng kiến quốc tế hiện đang được thực hiện. EC đã rất tích cực trong cuộc chiến chống nạn hàng giả và chiếm đoạt; đồng thời các nỗ lực của họ là rất đáng chú ý. Có một số lý do cụ thể làm cơ sở cho các nỗ lực đó, chẳng hạn mục tiêu toàn diện nhằm cải thiện Thị trường thống nhất về hoạt động và vị thế toàn cầu của nó; việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung Euro và các tác động tích cực mà nó có thể mang lại; và thực tế là nhiều loại vật phẩm giả phần lớn hoặc được sản xuất hoặc được bán ở EC, chẳng hạn đổ thời trang cao cấp và hàng xa xỉ, cũng như đĩa quang có ghi âm nhạc, phầm mềm máy tính và phim.

Năm 1986, EC đã hành động để chống hàng giả bằng việc ban hành Quy chế 3842/86. Quy chế đó đã được sửa đổi phần lớn bằng Quy chế 3295/94 và nó lại được sửa đổi bằng Quy chế 241/1999. Quy chế này lấy việc “kiềm chế sự gia tăng không ngừng của thương mại quốc tế trong lĩnh vực hàng giả” làm mục tiêu; nó thiết lập những biện pháp cấm đưa vào lưu thông tự do, xuất khẩu, tái xuất khẩu hoặc nhập hàng giả và hàng chiếm đoạt; nó tăng cường quyền lực của cơ quan hãi quan; và nó giải quyết vấn đề gai góc về nhập khẩu song song mà không có sự đồng ý của người nắm giữ quyền.

Năm 1998, EC đã soạn thảo và đưa ra lấy ý kiến về cuốn sách xanh của mình với tiêu đề Đấu tranh chống nạn hàng giả và chiếm đoạt trong Thị trường thống nhất. Cuốn tài liệu lớn này đã xem xét những vấn đê gắn liền với hành vi làm giả và chiếm đoạt, bắt đầu bằng cách tiếp cận dựa trên sự đồng tình rộng rãi nhất có thể được; phạm vi của tài liệu bao trùm “tất cả mọi sản phẩm, quy trình và dịch vụ là đối tượng hoặc kết quả của hành vi xâm phạm một quyền SHTT… quyền tác giả hoặc quyền liên quan… hoặc quyền theo luật riêng của người tạo ra cơ sở dữ liệu.” Sau đó EC đã công bố một bản báo cáo về những ý kiến phản hồi liên quan đến sách xanh, một tài liệu có bình luận và thông tin phong phú sẽ làm cơ sở để minh chứng cho những nỗ lực được phối hợp, tập trung nhằm giải quyết các vấn đề này.

3. Hướng tới xây dựng một nền văn hóa sở hữu trí tuệ:

Trong số những yếu tố giải thích cho sự suy giảm mức độ của nạn chiếm đoạt có các yếu tố sau:

Những công ty phần mềm đã tạo lập được sự hiện diện toàn cầu cũng như sự hiện diện trong nước nhiều hơn, do đó làm cho việc mua sản phẩm hợp pháp được dễ dàng hơn, đồng thời hiện đang có nhận thức tốt hơn của công chúng về tính bất hợp pháp của phần mềm chiếm đoạt;
Sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và chính phủ trong giai đoạn từ 1994 đến nay đã tăng lên;
Hình phạt hình sự đã được ban hành ở nhiều nước và được thực thi trong một số trường hợp.
Việc xã hội có nhận thức được hay không và nhận thức tới mức nào về toàn bộ giá trị của quyền SHTT trong nền kinh tế mới và xã hội hiện đại có những ảnh hưởng không thể bác bỏ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá. Ngoài ý chí chính trị và việc thi hành các quy định pháp luật quốc gia phù hợp với tất cả các điều ước liên quan đến thực thi quyền SHTT giới lãnh đạo chính phủ có thể muốn xem xét tầm quan trọng của việc thúc đầy một nền văn hoá SHTT.

Sự đánh giá cao giá trị của quyền SHTT và các tác động tích cực tiềm tảng mà chúng có thể có đối với xã hội sẽ nâng cao nhận thức của tất cả mọi người tham gia hoặc liên đới đến quá trình này. Trong nền văn hoá SHTT các quan chức và cơ quan chính phủ hành động để gia tăng giá trị và nâng cao mức sống bằng cách cổ vũ cho việc tăng cường sử dụng quyền SHTT Khu vực tư nhân, từ những công ty đa quốc gia đến SME đều thừa nhận giá trị của quyền SHTT trong nền công nghiệp và kinh tế dựa trên tri thức. Công chúng hiểu lợi ích của việc mua hàng hoá và dịch vụ hợp pháp, do đó thúc đẩy công nghiệp và nền kinh tế địa phương, tăng cơ số thuế, cũng như giáo dục cho trẻ em về giá trị của pháp luật. Sự thiếu vắng của một nền văn hoá SHTT sẽ dẫn tới một nền kinh tế trì trệ, tụt hậu, thiếu hoạt động sáng tạo và khả năng sáng tạo, một môi trường kinh doanh không không có FDI, sự nhất quán và độ tin cậy.

Một nền vởn hóa SHTT tạo ra một môi trường trong đó nhu cầu thực thi thật sự đối với quyền SHTT giảm bớt hoặc không còn nữa, một môi trường trong đó sự tập trung chú ý là hoạt động sáng tạo và khả năng sáng tạo; hoàn thiện hàng hoá và dịch vụ; tạo dựng và gia tăng thị phần, sự tín nhiệm của người tiêu dùng và cổ phần nhãn hiệu; và tăng gấp bội hàng hóa, dịch vụ cho mọi công dân.

4. Chính sách về sở hữu trí tuệ của Singgapo:

4.1 Khái quát chung:

Singgapo thừa nhận quyền quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế của họ, vừa là nguồn tài nguyên quốc gia, vừa là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài. Để phát triển sở hữu trí tuệ như một tài sản có tính chiến lược và khả năng cạnh tranh của Singgapo đã thông qua moọt chính sách về bảo hộ là ủng hộ tích cực đối với quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng sáng tạo cao. Năm vừa qua cơ quan sở hữu trí tuệ Singgapo (POS) có được chuyển đổi thành cơ quan nửa tự chủ theo luật, ngoài ra những chức năng khác cơ quan này được giao trách nhiệm quản lý hệ thống sở hữu trí tuệ ở Singgapo. Một trong những sáng kiến mới đây của IPOS là cung cấp thông tin sở hữu trí tuệ qua trang web Surfl một cổng sở hữu trí tuệ cho phép tra cứu được nhiều cơ sở dữ liệu về bằng độc quyền sáng chế thuộc nhiều lãnh thổ tài phán khác nhau cũng như cung caaps các nguồn lực kỹ thuật và kinh doanh.

4.2 Thực thi trong các lĩnh vực

Trên mặt trận thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan trước tiên chịu trách nhiệm thực thi trong nước với chi nhánh quyền sở hữu trí tuệ một phòng về tội phạm đặc biệt thuộc Cục điều tra hình sự, trong khi đó việc thực thi tại biên giới được thực hiện bởi các cơ quan hải quan. Trong lĩnh vực giáo dục, Singgapo tiến hành cuộc giáo dục công chúng do Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singgapo và Hội đồng Khoa học và công nghệ quốc gia chỉ đạo nhằm mục đích tăng cường nhận thức của công chúng về quyền sở hữu trí tuệ.

Để sự phát triển đích thực về kinh tế, xã hội và văn hoá có thể diễn ra, SHTT phải đóng một vai trò quyết định; để quyền SHTT đóng được vai trò quyết định đó, chúng phải được được thực thi trong toàn xã hội. Để thực hiện tối đa việc thực thi quyền SHTT một nền văn hoá SHTT phải được tăng cường. Thực thi là một khái niệm đa tầng. Chỉ thông qua cảnh sát, hải quan và toà án thì không thể tiếp cận được khái niệm này. Không có ý chí chính trị, khuôn khổ pháp lý phù hợp và một nền vãn hoá SHTT thì không có thực thi và rốt cuộc là đất nước và nền kinh tế của đất nước sẽ chịu tổn thất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com Trân trọng!

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger