• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Cơ quan công tố là gì? Có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?


Quyền công tố là quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công tố, xét xử, điều tra) dùng để điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước tòa án, hay là quyền truy tố, buộc tội cá nhân, tổ chức trước pháp luật.

1. Quy định chung của pháp luật về quyền công tố

Cơ quan công tố ở hầu hết các nước trên thế giới được quan niệm là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội, truy tố người bị cáo buộc là vi phạm pháp luật hình sự ra trước tòa án. Trong hệ thống các nước XHCN trước đây, theo mô hình của Liên Xô, tổn tại hệ thống cơ quan gọi là Viện kiểm sát. Hệ thống Viện kiểm sát, bên cạnh chức năng kiểm sát toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống, có chức năng công tố.

Quyền công tố là quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công tố, xét xử, điều tra) dùng để điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước tòa án, hay là quyền truy tố, buộc tội cá nhân, tổ chức trước pháp luật.

Quyền công tố thuộc về các cơ quan công tố ở các nước. Người được giao thực hiện việc công tố gọi là công tố viên hoặc kiểm sát viên.

Ở Việt Nam, quyền công tố thuộc về Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và đây cũng là một chế định pháp luật quan trọng được quy định trong nhiều văn bản từ Hiến pháp đến các văn bản thấp hơn.

Cho đến hiện nay, Viện kiểm sát ở Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp (bao gồm Tòa án, Viện Kiểm sát và cơ quan Điều tra). Chính vì vai trò này mà cả Tòa án và Viện Kiểm sát được Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương riêng – Chương VIII quy định về quyền công tố như sau :

Điều 107 quy định

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

2. Công tố và xét xử

Nếu như công tố là truy cứu trách nhiệm hình sự, là truy tố và buộc tội trước Toà án thì xét xử chính là việc phán xét, là kết tội hoặc không kết tội bị cáo.

Trong ba chức năng cơ bản của tư pháp hình sự (chức năng xét xử, chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội) thì công tố thuộc về chức năng buộc tội. Còn Tòa án dĩ nhiên thực hiện chức năng xét xử. Với yêu cầu bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử quy định tại khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp, rõ ràng công tố chỉ là một bên tranh tụng chứ không thể khác được. Trong khi đó, xuất hiện tại phiên tòa, kiểm sát viên đồng thời đóng hai vai: kiểm sát xét xử và thực hành quyền công tố. Đây đang là bất cập đáng lưu ý nhất trong số những bất cập điển hình và khó lý giải trong thực tiễn TTHS Việt Nam.

Để xử lý về vị trí, vai trò “anh là ai, nhân danh ai khi tham gia xét xử”, chúng tôi cho rằng, cũng như ở giai đoạn điều tra, trong giai đoạn xét xử lại càng phải “phân vai” kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát xét xử với kiểm sát viên thực hành quyền công tố một cách rõ ràng, minh bạch. Điều này không chỉ là lợi ích của cải cách tư pháp, mà trước tiên là tăng cường hiệu quả tố tụng, hạn chế khả năng của những tác động bất lợi, mà rốt cuộc là làm hạn chế và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

3. Tố chức của cơ quan công tố được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới

Nhìn chung, cơ quan công tố của các quốc gia trên thế giới được tổ chức theo hai mô hình là cơ quan công tố trực thuộc Bộ Tư pháp (như Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, Nhật Bản…) và cơ quan công tố trực thuộc các tòa án (như Italia, Tây Ban Nha…).

-Ở Nhật Bản, tất cả các vụ án do Cảnh sát điều tra tội phạm phải được chuyển tới Viện công tố, trừ vụ án ít nghiêm trọng. Công tố viên chỉ huy cảnh sát điều tra bổ sung, hoặc tự tiến hành các hoạt động điều tra bổ sung, thu thập thêm chứng cứ, thẩm vấn bị can hoặc người tham gia tố tụng khác… Trong quan hệ với Cơ quan điều tra, Công tố viên vừa đóng vai trò là người chỉ đạo, giám sát điều tra, vừa phối hợp với Điều tra viên. Công tố viên không những được quyền chỉ huy, chỉ thị đối với Điều tra viên mà còn có thẩm quyền yêu cầu xử lý kỷ luật Điều tra viên nếu Điều tra viên không tuân theo chỉ đạo của Công tố viên. Đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khác (Thanh tra viên Cục thuế nhà nước; cán bộ thuế của cơ quan hành chính tỉnh, thành phố; nhân viên Hải quan; nhân viên Uỷ ban theo dõi giao dịch chứng khoán; Uỷ ban giao dịch công chính…), Công tố viên phối hợp và có trách nhiệm chỉ đạo, trợ giúp các cơ quan này tiến hành hoạt động điều tra, hoàn thiện hồ sơ chuyển Viện công tố truy tố. Về nguyên tắc, Công tố viên Nhật Bản có thẩm quyền điều tra tất cả các vụ án hình sự, nhưng trên thực tế, họ chỉ thực hiện các hoạt động điều tra bổ sung sau khi cảnh sát chuyển hồ sơ vụ án đến Viện công tố đối với các vụ án nghiêm trọng, vụ án liên quan đến tội phạm tham nhũng, tội phạm về kinh tế quy mô lớn.

– Ở Hàn Quốc, Công tố viên được trao quyền hạn và trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn cảnh sát thực hiện quá trình điều tra hình sự, khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra hoặc trực tiếp điều tra đối với một số vụ án có tác động quan trọng đối với trật tự xã hội và cuộc sống bình thường của các công dân như: những vụ án lừa đảo, kinh tế, tham nhũng, các tội phạm ma tuý và tội phạm có tổ chức v.v….. Cảnh sát có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn của Công tố viên trong suốt cuộc điều tra và chuyển những vụ án đó cho Công tố viên để ra quyết định cuối cùng.

– Ở Liên bang Đức, Công tố viên có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh cho cơ quan điều tra của cảnh sát và các cơ quan điều tra khác (Thuế vụ, Hải quan…) và cơ quan này phải có nghĩa vụ thực hiện. Trong giai đoạn điều tra, Công tố viên có quyền tự mình hoặc yêu cầu cảnh sát tiến hành các hoạt động điều tra, có quyền quyết định điều tra ngay khi có nghi ngờ về một hành vi phạm tội.

4. Tổ chức của cơ quan công tố được quy định như thế nào trong hiến pháp Việt Nam

Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam được quy định tại Chương X của Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001, chương VIII hiến pháp năm 2013. Các Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tổỉ cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương (cấp tình và cấp huyện), các Viện kiểm sát quân sự (gồm câp trung ương, câp quân khu và câp khu vực).

Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các kiểm sát viên và các điều tra viên. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao do Quốc hội bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Các Phó Viện trưởng, kiếm sát viên, và các điều tra viên Viện Kiểm sát tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong Hiến pháp năm 2013, việc thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát đặt lên trước kiểm sát tư pháp là một điểm nhấn khác biệt so với các Hiến pháp trước đây. Điều đáng quan tâm là chức năng công tố ngày càng được nhấn mạnh hơn. Như vậy, từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, chức năng mang tính hiến định thực hành quyền công tố được mặc định là chức năng quan trọng, riêng có của VKSND.
Việc Hiến pháp quy định chức năng công tố song song với chức năng kiểm sát giúp xác định về mặt nhận thức: công tố không là chức năng phái sinh từ kiểm sát, công tố không phải là kiểm sát, công tố độc lập với kiểm sát. Và như vậy, có thể nói Viện kiểm sát tuy tên gọi là kiểm sát nhưng không chỉ làm nhiệm vụ kiểm sát, mà còn thực hành quyền công tố. Cho nên, cũng sẽ là hợp lý, khi có người cho rằng, có thể đổi tên cơ quan này thành Viện Công tố và Kiểm sát tư pháp.

5. Cơ quan công tố và công tố viên

Cho đến nay, Việt Nam chưa có cơ quan công tố độc lập, chỉ có Viện kiểm sát vừa làm nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp, vừa được giao chức năng “thực hành quyền công tố”; chưa ai được gọi là công tố viên mà chỉ có mỗi chức danh kiểm sát viên vừa làm kiểm sát vừa kiêm luôn công tố. Điều này, thực tế đã dẫn đến những vướng mắc, khó khăn đáng kể không chỉ trong thiết kế các điều luật phân định chức năng, mà còn là mô hình tổ chức, phân bổ lực lượng của chính cơ quan kiểm sát.

Cá nhân chúng tôi từng ủng hộ việc thành lập các Viện công tố trong hệ thống VKSND, từ đó xác định trong luật TTHS: Viện công tố và công tố viên là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng (còn Viện kiểm sát và kiểm sát viên là cơ quan và người thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra, hoạt động công tố và các hoạt động TTHS khác).

Ý kiến này không dễ được chấp nhận, vì nó sẽ tạo ra sự thay đổi quá lớn không chỉ trong nhận thức mà còn là trong thực tiễn lập pháp và thực hiện pháp luật. Lại thêm đảo lộn công tác tổ chức, cán bộ v.v.. trong lúc ngay cả ngành kiểm sát cũng đang muốn ổn định, đổi mới từ từ…
Phương án cuối cùng, thấp nhất của chúng tôi là đề nghị làm rõ, phân biệt chức danh kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát với chức danh kiểm sát viên làm nhiệm vụ công tố. Theo đó, pháp luật sẽ minh định chức danh: kiểm sát viên và kiểm sát viên – công tố.

Khi đã đạt được đồng thuận là trong Viện kiểm sát có hai loại chức danh độc lập tương đối với nhau, có nhiệm vụ khác nhau và do đó, cách thức hoạt động cũng khác nhau thì dĩ nhiên, hàng loạt các quy định trong Bộ luật TTHS (và Luật tổ chức VKSND) cũng sẽ được bổ sung, sửa đổi theo hướng này.

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger