Các hình thức sở hữu chung theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Quyền sở hữu là quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định. Quyền của chỉ sở hữu đối với tài sản gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Trong thực tế, có những trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người, nói cách khác đó là trường hợp hai hay nhiều người có chung tài sản. Pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung. Điều 207 BLDS năm 2015 quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản”.
Như vậy, khi hai hoặc nhiều người cùng có chung tài sản thì những người đó được gọi là đồng sở hữu. Các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có quyền cùng nhau cùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.
CÁC HÌNH THỨC SỬ HỮU CHUNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS NĂM 2015
*Sở hữu chung theo phần
Khoản 1 Điều 209 BLDS năm 2015 quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”. Trong sở hữu chung theo phần mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỉ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
*Sở hữu chung hợp nhất
Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm: Sỡ hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Tính chất đặc thù của sở hữu chung hợp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 210 BLDS năm 2015: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung”.
*Sở hữu chung cộng đồng
Sở hữu chung cộng đồng là loại sở hữu chung hợp nhất không phân chia của dòng họ theo huyết thống, theo cộng đồng tôn giáo hoặc cộng đồng dân cư (thôn, ấp, làng, bản) đối với tài sản được hình thành theo tập quán hoặc do các thành viên của cộng đồng quyên góp tạo dựng lên.
*Sở hữu chung hỗn hợp
Sở hữu chung hỗn hợp là phạm trù kinh tế để chỉ hình thức sở hữu đối với tài sản của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân mới, do vậy tài sản chung hỗn hợp được sử dụng theo quy định tại Điều 209 BLDS năm 2015.
(Bài viết này thuộc về Văn phòng Luật sư Hoàng Phát, vui lòng trích nguồn khi sử dụng. Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Mọi ý kiến thắc mắc về bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luatsuhoangphat@gmail.com)
Bài viết cùng chủ đề
- Chính quyền quận Long Biên lạm dụng quyền ( cưỡng chế đất), phá nhà dân trước tết vì lợi ích nhóm
- "Quả bóng được đá qua nhiều sân" - Chính quyền huyện Đông Anh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm
- Toà án tỉnh Phú Thọ tuyên phạt tù "chung thân" đối với Hoàng Thanh Hải phạm tội "Mua bán trái phép chất ma túy"
- Một số vấn đề Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung và làm rõ
- Phân biệt hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai và Luật Cư trú
- Tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong trường hợp thụ lý yêu cầu khởi kiện bổ sung