• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Bán thuốc giả bị khởi tố bao nhiêu năm tù theo quy định mới ?


Về bản chất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh tương tự như hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường (quy định ở Điều 192 BLHS) và chỉ khác về đối tượng tác động. Đối tượng của tội phạm này chỉ bao gồm hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng già là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tỉnh chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tỉnh năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chỉnh từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Gây thương tích hoặc gãy tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Hàng giả tương đương với sổ lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giả 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%) trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%) đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phân hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4. 000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhãn thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một so lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động von từ 01 năm đến 03 năm.

2. Bình luận

Điều luật gồm 6 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 6 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Điều luật quy định hai loại hành vi

+ Hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
+ Hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
về bản chất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh tương tự như hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường (quy định ở Điều 192 BLHS) và chỉ khác về đối tượng tác động. Đối tượng của tội phạm này chỉ bao gồm hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Do tính nguy hiểm cao hơn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thông thường (hàng giả loại này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ con người) nên hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh luôn luôn bị coi là tội phạm bất kể số lượng, trị giá ở mức nào mà không đòi hỏi thêm điều kiện khác như quy định tại Điều 192 BLHS.

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.

2.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;

– Cỏ tỉnh chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (từ 05 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Tải phạm nguy hiểm: Đây là trường họp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường họp phạm tội mà chủ thể đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi phạm tội;
– Buôn bản qua biên giới;(4ữ3}
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa cỏ cùng tỉnh năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà vật phạm pháp tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Thu lợi bất chỉnh từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu được khoản lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cùa người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Đây là trường hợp phạm tội đã làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 31% đến 60% (vì vượt mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật);
– Gãy thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại tài sản cho người khác từ 100 triệu đồng đến dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 3 của điều luật).

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đen 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng
– Thu lợi bất chỉnh từ 500 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu được khoản lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới mức 02 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 4 của điều luật).
– Làm chết người: Đây là trường hợp phạm tội có (01) người chết do đã sử dụng hàng giả.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại cho sửc khỏe mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là từ 61% trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121°/o: Đây là trường họp phạm tội mà hành vi phạm tội đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% (vì vượt mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 4 của điều luật).
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng: Đây là trường họp phạm tội đã gây thiệt hại tài sản cho người khác từ 500 triệu đồng đến dưới mức 1,5 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 4 của điều luật).

Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Thu lợi bất chỉnh 02 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu được khoản lợi bất chính là từ 02 tỷ đồng trở lên.
– Làm chết 02 người trở lên: Đây là trường hợp phạm tội có 02 người chết trở lên do đã sử dụng hàng giả.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% trở lên.

– Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây thiệt hại tài sản cho người khác từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khoản 6 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật (các điểm a, b, c, e, g, h, i và k) thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 04 tỷ đồng đến 09 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 09 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 4 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 15 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng!

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger