• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Quyền bình đẳng được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?


Luật sư có thể tư vấn cho em về Quyền bình đẳng, quyền tự do và an toàn cá nhân, các quyền liên quan đến tố tụng tư pháp được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam được để cập trong Hiến pháp Việt Nam ra sao?

Chào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Trả lời:

1. Quyền bình đẳng được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam?

Bình đẳng vừa là một quyền, vừa là một nguyên tắc của quyền con người.

Điều 52 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định :

“Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”,

Điều 54 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định :

“công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới

Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 có bố sung điều khoản “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế văn hóa, xã hội” (khoản 2 Điều 17). Tuy nhiên, cả Hiến pháp hiện hành và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đều chưa để cập đến quy định trong Điều 16 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966, đó là quyền được coi là thể nhân trước pháp luật. Quyền này có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là điều kiện đầu tiên để thực hiện các quyêh dân sự khác.

Tuyên truyền, phổ biến Hiến Pháp – Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hotline công ty Luật Minh Khuê 1900.6162

2. Quyền tự do và an toàn cá nhân ?

Điều 71 Hiến pháp Việt Nam 1992

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Điều 22 Hiến pháp Việt Nam 2013

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Như vậy quyền tự do và an toàn cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng trong hai bản hiến pháp

3. Các quyền liên quan đến tố tụng tư pháp được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam được để cập trong Hiến pháp Việt Nam?

Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định một số quyền liên quan đến hoạt động tố tụng, bao gổm: không bị bắt nếu chưa có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang

Điều 71 Hiến pháp Việt Nam 1992

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Điều 72 Hiến pháp Việt Nam 1992

1.Không ai bị coi là có tội hoặc phải chịu hình phạt khi chưa có bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực

2.Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

. Trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013, nhiều quyền trong lĩnh vực tư pháp đã được tập hợp lại trong Điều 32. Ngoài ra, có sự bổ sung quyền được tòa án xét xử, quyền không bị kết án hai lần vì một tội phạm (khoản 2 Điều 32), người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lí của người bị bào chữa (khoản 3 Điêu 32)

Điều 32. Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013

1.Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

3. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

4. Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia đời sống chính trị?

Quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân được quy định rõ tại các Điều 27, 28, 29 Hiến pháp 2013.

Điều 27 Hiến pháp Việt Nam 2013

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28 Hiến pháp Việt Nam 2013

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29 Hiến pháp Việt Nam 2013

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Thể hiện tầm quan trọng của quyền biểu quyết nói riêng và quyền của người dân được bày tỏ chính kiến, tham gia đóng góp ý kiến đối với Nhà nước. Các quy định trên của Hiến pháp đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc bảo đảm cho công dân được thực sự tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

Ngoài Hiến pháp 2013, quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội còn được quy định tại nhiều văn bản luật như Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra… và các văn bản khác có liên quan.

Quyền tham gia đời sống chính trị?

Điều 63 Hiến pháp Việt Nam 1992 khẳng định

Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt kinh tế ,chính trị ,văn hóa ,xã hội,gia đình

Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ

Điều 6 Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

5. Các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, lập hội, hội họp ?

Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Điều khoản này chưa nhắc đến quyền tự do tư tưởng.

Điều 26 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013, , gần như giữ nguyên cách quy định cũ, theo đó

“công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Việc duy trì sự ràng buộc “theo quy định của pháp luật” đối vói các quyền tự do cơ bản này tiếp tục gây ra nguy cơ có nhiều loại văn bản quy phạm (luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…) có thế xâm phạm đến quyền hiến định của người dân, trái vói nguyên tắc pháp quyền của một nhà nước dân chủ.

Thêm vào đó, quyền được thông tin bị coi là quá hẹp so vói chuẩn mực quốc tế về quyền tiếp cận thông tin (bao gồm các quyền được [cung cấp] thông tin, quyền được tìm kiếm thông tin và quyền được phổ biến thông tin).

Trân trọng !

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger