• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Tại sao phải sửa đổi hiến pháp ? Quy trình sửa đổi hiến pháp ?


Cuộc sống của con người luôn thay đổi theo thời gian, hiến pháp được ban hành trong quá khứ không thể là vĩnh hằng, áp dụng cứng nhắc cho ngày hôm nay. Một nội dung đúng trước đây nhưng lại có thể không đúng cho hiện tại và tương lai.

1. Tại sao phải thay đổi hiến pháp?

Việc thay đổi hiến pháp là chuyện rất bình thường không chỉ ở nước ta mà còn trên thế giới .Bởi lẽ hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao của quốc gia. Hiệu lực tối cao đó thường song hành với sự trường tồn, ít thay đổi của chúng. Nói như vậy không có nghĩa hiến pháp không thể bị thay đổi. Hiến pháp là bản văn của con người, con người có khuyết tật nên các bản văn của họ cũng có khuyết tật. Hơn nữa, cuộc sống của con người luôn thay đổi theo thời gian, hiến pháp được ban hành trong quá khứ không thể là vĩnh hằng, áp dụng cứng nhắc cho ngày hôm nay. Một nội dung đúng trước đây nhưng lại có thể không đúng cho hiện tại và tương lai.

Nhiều nhà khoa học cũng như chính trị gia cho rằng mỗi bản hiến pháp được thông qua là dành cho một thế hệ, không thế bắt thế hệ mai sau phải tuân thủ những quan điểm, mong muốn, sự ấn định của thế hệ trước, dù có những điểm phù hợp cần kế thừa. Đó là một trong những lý do cần phải sửa đổi hiến pháp. Ngay cả Hiến pháp Hoa Kỳ (1787), bản hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giói, được ca ngợi nhiều về tuổi thọ gần 250 năm, cũng đã có 27 lần tu chính (sửa đổi). Ngoài ra, bản hiến pháp này còn được điều chỉnh bởi hàng trăm án lệ với những lời giải thích khác nhau của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Từ trước tới nay, không có một bản hiến pháp nào trên thế giới là vĩnh hằng, bất biến. Việc thay đổi, sửa đổi hiến pháp càng thường xuyên hon đối với các quốc gia đang chuyển đổi, phát triển, trong đó có Việt Nam.

2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc sửa đổi bỏ sung hiến pháp ?

Là đạo luật cơ bản của Nhà nước, về bản chất, Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ chủ đạo, có tính nguyên tắc và nền tảng nhất của đời sống xã hội. Song, Hiến pháp không phải là bất biến, mà cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới Hiến pháp phải được tiến hành theo những nguyên tắc, quy trình chặt chẽ, khoa học, nhằm bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, cũng như tính thống nhất, ổn định của hệ thống pháp luật.

Hiến pháp là một bản khế ước xã hội, thể hiện chủ quyền nhân dân thông qua việc giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước và ghi nhận các quyền con người, quyền công dân . Những nguyên tắc xây dựng, sửa đổi hiến pháp phải đảm bảo được tính chất cơ bản đó của hiến pháp. Những nguyên tắc này bao gồm:

– Đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân: phải đảm bảo rằng nguồn gốc của hiến pháp là chủ quyền nhân dân, là bản khế ước xã hội. Do vậy, các nội dung cũng như phương thức xây dựng, sửa đổi phải đảm bảo tính dân chủ: hiến pháp được ban hành, sửa đổi theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân; nhân dân có quyền tham gia đầy đủ, tích cực trong quy trình lập hiến; nhân dân có quyền giám sát quy trình lập hiến; các ý kiến của nhân dân cần phải được coi trọng, tiếp thu bởi các cơ quan lập hiến; nhân dân có thể tham gia phúc quyết về hiến pháp sửa đổi…

– Giới hạn quyền lực của cơ quan nhà nước: hiến pháp là một đạo luật tổ chức quyền lực nhà nước, bên cạnh việc quy định các cơ cấu tổ chức nhà nước là việc xác định các giới hạn về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và các quyền cơ bản của con người. Do đó, các cơ quan nhà nước không được xây dựng, sửa đổi hiến pháp một cách tùy tiện, mà cần phải tuân thủ các quy trình dân chủ, được quy định trong hiến pháp. Việc sửa đổi hiến pháp được quy định rất chặt chẽ trong hiến pháp, đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt mà các cơ quan nhà nước phải tuân thủ khi sửa đổi hiến pháp.

– Kỹ thuật đặc thù : Việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp đảm bảo những kỹ thuật lập hiến đặc thù như: đảm bảo chủ quyền nhân dân; phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp; quy định các nguyên tắc cơ bản, khái quát đặt nền tảng cho hệ thống pháp luật…

3. Quy trình xây dựng và sửa đổi hiến pháp như thế nào?

Do hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia có giá trị pháp lý cao nhất, nên việc xây dựng, sửa đổi hiên pháp được quy định rất chặt chẽ trong chính hiến pháp. Quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp thường có các bước cơ bản sau:

Bước 1: Để xuất xây dựng, sửa đối hiến pháp

Việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp phải được đề xuất bởi những chủ thể nhất định. Khi chưa có hiến pháp, công việc này không có quy tắc định sẵn, rất khác nhau, nhưng dựa trên nền tảng của nguyên tắc quyền lập hiến xuất phát và thuộc về nhân dân. Khi đó, các lực lượng dân chủ nắm quyền đại diện cho nhân dân, sẽ đề xuất xây dựng hiến pháp thông qua Quốc hội lập hiến hoặc Hội nghị quốc gia. Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ được khởi xướng bởi các đại diện của 13 bang lúc bấy giờ tại Hội nghị lập hiến Philadelphia. Khi có đã có hiến pháp, việc đề xuất sửa đổi hiến pháp được quy định rõ trong chính hiến pháp. Việc khởi xướng này thường trao cho các đại biểu quốc hội (số lượng lớn nhất định), các cơ quan lập pháp (Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện), các cơ quan hành pháp (Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng…) và các chính quyền tiểu bang (trong nhà nước Liên bang).

Trong các hiến pháp Việt Nam, chỉ duy nhất Hiến pháp 1946 quy định về quyền yêu cầu sửa đổi hiến pháp, cụ thể như sau: Sửa đối hiến pháp “do hai phần ba tổng số nghị viện yêu cầu” (Điều 70). Như vậy, chỉ khi 2/3 tổng số nghị viện yêu cầu, vấn đề sửa đổi hiến pháp mới được đưa ra thảo luận. Quy định này có ý nghĩa phân biệt quyền lập hiến vói quyền lập pháp, thế hiện tính trội của quyền lập hiến so với quyền lập pháp. Đối với các dự luật thường, Chính phủ có thế đề nghị dự luật ra trước Nghị viện (Khoản b, Điều 52 Hiến pháp 1946). Các hiiến pháp sau này cũng đều có quy định về quyền sửa đổi hiến pháp. Thực tế nhiều chủ thế tham gia vào việc đề xuất sửa đổi hiến pháp: Ban thường trực Quốc hội đề nghị sửa đổi 1946 (Hiến pháp 1959), Hội đồng Bộ trưởng, ủy ban đối ngoại và ủy ban pháp luật đề nghị sửa đổi Lời nói đầu Hiến pháp 1980 (năm 1988), Hội đồng Nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1980 (năm 1989), Quốc hội để nghị sửa đổi Hiến pháp 1980 (Hiến pháp 1992), ủy ban thường vụ Quốc hội để nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 (năm 2001).

Bước 2: Quyết định việc xây dựng, sửa đối hiến pháp

Các để xuất xây dựng, sửa đổi hiến pháp là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Tùy từng quốc gia, thẩm quyền này có thế được trao cho quốc hội lập hiến hoặc quốc hội lập pháp. Quốc hội sẽ đưa vấn để sửa đổi hiến pháp ra thảo luận để quyết định.

Theo quy định của các Hiến pháp Việt Nam, việc sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp thường rất ngắn gọn, bao gồm hai nội dung cơ bản: thông qua chủ trương sửa đổi hiến pháp; thành lập ủy ban sửa đổi, bổ sung hiến pháp.

Bước 3: Quyết định các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp

Tiếp theo của quy trình lập hiến là việc xác lập các nguyên tắc nền tảng của bản hiến pháp tương lai. Đây là một hoạt động rất quan trọng có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp.

Tùy từng quốc gia, có thế Quốc hội lập hiến, Quốc hội lập pháp hoặc ủy ban sửa đổi hiến pháp sẽ được trao quyền quyết định ra các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp mới hoặc hiến pháp sửa đổi.

Bước 4: Xây dựng Dự thảo Hiến pháp

Các nguyên tắc nền tảng của hiến pháp mới (hoặc sửa đổi) phải được cụ thế hóa thông qua hoạt động xây dựng Dự thảo hiến pháp. Các cơ quan có quyền quyết định các nguyên tắc nền tảng có thế trực tiếp xây dựng dự thảo hoặc thành lập ra các cơ quan khác để xây dựng Dự thảo. Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp có thế trực tiếp xây dựng Dự thảo hiến pháp hoặc thành lập ủy ban sửa đối hiên pháp để thực hiện chức năng này.

Ở Việt Nam, việc xây dựng dự thảo chủ yếu do cơ quan dự thảo (thường có tên là ủy ban dự thảo), do Quốc hội thành lập và có nhiệm vụ giúp Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, ủy ban dự thảo tổ chức nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến nhân dân để xây dựng dự thảo hiên pháp trình Quốc hội và các cơ quan có liên quan. Đế thực hiện tốt nhiệm vụ, ủy ban dự thảo thường thành lập thêm thường trực ủy ban và cơ quan chuyên môn giúp việc (Tổ biên tập, Ban biên tập hoặc Tiêù ban nghiên cứu) để giúp ủy ban dự thảo trong việc xây dự thảo. Cơ quan chuyên môn giúp việc thường bao gổm các thành viên của chính úy ban dự thảo có chuyên môn phù hợp trong việc soạn thảo,

xây dựng dự thảo. Thành phần cơ quan chuyên môn giúp việc có thế mở rộng thêm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, những người làm thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật có liên quan.

Bước 5: Tham vấn nhân dân

Tham vấn nhân dân trong quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp là lấy ý kiến nhân dân về các vấn đề xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Hoạt động tham vấn nhân dân được thực hiện trong suốt quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp.

Bước 6: Thảo luận

Việc thảo luận được tiến hành trong nhiều khâu của quá trình sửa đổi hiến pháp, đặc biệt trong các cơ quan soạn thảo, cơ quan chuyên môn, các cơ quan của Quốc hội (ủy ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban chuyên môn của Quốc hội), các cơ quan nhà nước hoặc trong việc tổ chức tham vấn nhân dân về sửa đổi hiến pháp. Khâu quan trọng nhất của việc thảo luận về các nội dung sửa đổi hiên pháp là tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Quốc hội có chức năng lập hiến . Như vậy, mô hình lập hiến của nước ta là trao quyền làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp cho Quốc hội chứ không trao cho một cơ quan lập hiến đặc biệt như Hội đổng/Quốc hội lập hiến như ở một số quốc gia.

Trong phiên họp toàn thể, ủy ban dự thảo sẽ trình dự thảo ra trước Quốc hội, trong đó tập trung vào các vấn để như: Tính cấp thiết của việc sửa đổi hiến pháp; chủ trương, định hướng sửa đổi hiến pháp của Đảng, Nhà nước; Kết quả tổng kết thi hành hiến pháp; Những quan điểm, định hướng sửa đổi của Cơ quan soạn thảo; Những nội dung cần phải sửa đổi; Lập luận giải trình cho những nội dung đó; Những vấn đề còn chưa/khó giải quyết, còn tranh cãi… Sau khi ủy ban dự thảo trình dự thảo, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về các nội dung được trình bày cũng như những vân để khác có liên quan. Việc thảo luận tại Quổc hội thường phải được tiên hành ở nhiều kỳ họp, sau mỗi kỳ họp, ủy ban dự thảo sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến đóng góp của các đại biểu.

Bước 7: Thông qua

Để Dự thảo hiến pháp có hiệu lực thì nó cần phải được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Cơ quan có quyền thông qua có thế là Quốc hội lập hiến, Hội nghị lập hiến hoặc Quốc hội lập pháp.

Quốc hội thực hiện chức năng lập hiến tập trung nhất thông qua quyền biểu quyết dự thảo hiến pháp. Tại một phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành của Việt Nam, việc sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Điều này thế hiện tính trội của hiến pháp so với các đạo luật thông thường (chỉ cần quá nửa số đại biểu Quốc hội thông qua). Tuy nhiên, khác với ở Việt Nam, trong đó Quốc hội thông quá Dự thảo bằng việc ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi hiến pháp, Quốc hội/Nghị viện các nước phải thông qua Luật về sửa đổi hiến pháp. Các Luật này có giá trị như hiến pháp, trội hơn các luật thông thường. Việc thông qua sửa đổi hiến pháp bằng Nghị quyết của Quốc hội làm giảm đi tính tôi cao của hiến pháp. Thực tế, các Nghị quyết sửa đổi, bố sung Hiến pháp 1980 vào năm 1988, 1989 không được công bố chỉ vì quan niệm cho rằng Hội đồng Nhà nước chỉ có nhiệm vụ “công bố luật”

Bước 8: Trưng cầu ý dân về sửa đổi hiển pháp

Để đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân, một số nước trao cho người dân có quyền trực tiếp có quyền quyết định cuối cùng hiến pháp mới (hoặc hiến pháp sửa đổi) sau khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua.

Trừ quy định của Hiến pháp 1946, các Hiến pháp sau này của Việt Nam không quy định bắt buộc “phúc quyết toàn dân” đối với sửa đổi hiến pháp. Hiến pháp 1946 có quy định: “Những điều thay đối khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết” (Khoản c Điều 70). Trong khi đó, theo quy định của các hiến pháp còn lại, Nghị quyết thông qua của Quốc hội đối với dự thảo hiến pháp có giá trị quyết định đối với hiệu lực của các sửa đổi hiến pháp. Nhiều quan điểm cho rằng cách quy định trên của hiến pháp không cho phép phân biệt rõ ràng giữa quyền lập pháp và quyền lập hiến, không làm cho quyền lập hiến có ưu thế hơn quyền lập pháp. Hơn nữa, quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân đối với các vấn đề hệ trong của quốc gia, đặc biệt về việc sửa đổi hiến pháp cần phải được đặc biệt coi trọng.

Bước 9: Công bố

Các Hiến pháp Việt Nam không quy định rõ hình thức công bố hiến pháp. Tuy nhiên, Chủ tịch nước có trách nhiệm công bố các Luật, Nghị quyết của Quốc hội. Điều đó có nghĩa Chủ tịch nước phải công bố hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp là một đạo luật cơ bản) hoặc Nghị quyết sửa đổi hiến pháp. Trên thực tế, hầu hết các hiến pháp (hoặc sửa đổi hiến pháp) đều được Chủ tịch nước công bố (trừ Hiến pháp 1946 và những Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1980 vào các năm 1988, 1989).

Tuyên truyền, phổ biến Hiến Pháp – Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Mọi thắc mắc xin liên hệ với Luật Minh Khuê chúng qua hotline 1900.6162

4 .Chủ thể tham gia xây dựng , sửa đổi hiến pháp gồm những ai?

Chủ thể ban hành hiến pháp và sửa đổi hiến pháp là nhân dân, nhưng nhân dân có tính chất đa dạng nên rất khó trực tiếp soạn thảo, sửa đổi và thông qua hiến pháp. Do đó, việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp thường được tiên hành thông qua những hình thức như Quốc hội lập hiến, ủy ban Hiến pháp, Hội nghị quốc gia, các cuộc tranh luận bàn tròn, tham vấn nhân dân, trưng cầu ý dân…, trong đó có sự tham gia của nhiều chủ thể, bao gồm các cơ quan nhà nước, các đảng phái, tổ chức xã hội và người dân. Tuy nhiên, mọi hình thức đã nêu đều phải có sự ủy quyền của nhân dân

Quốc hội lập hiền là cơ quan đại diện cho nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra (hoặc được để cử) chỉ có chức năng lập hiến. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Quốc hội lập hiến sẽ tự giải tản. Một số quốc gia lựa chọn phương thức này để đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân và phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp.

Khác vói việc thành lập Quốc hội lập hiến, nhiều nước trao cho Quốc hội lập pháp quyền quyết định việc sửa đổi hiến pháp. Để phân biệt với quyền lập pháp, hiến pháp thường quy định các quy tắc đặc thù trong quá trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp.

Uỷ ban Hiến pháp là các cơ quan trực tiếp tiến hành công việc đánh giá các vấn để hiến pháp hiện hành (hoặc trước đó) và soạn thảo một hiến pháp mới. Việc lập một Uỷ ban sửa đổi hiến pháp thuộc Quốc hội cũng được nhiều nước lựa chọn. Để đảm bảo tính dân chủ của hiến pháp, nhiều nước mở rộng tính đa dạng trong thành phần của Uỷ ban Hiến pháp. Ví dụ như ở Thái Lan năm 1995, Uỷ ban sửa đổi hiến pháp được thành lập để soạn thảo một bản hiến pháp mới. Uỷ ban gồm 89 thành viên, trong đó 66 thành viên được chọn từ các tình, mỗi tỉnh một đại diện. Số còn lại là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, chính trị và hành chính công, được để cử bởi các trường đại học và được thông qua bởi Nghị viện

Hội nghị quốc gia được thành lập để sửa đổi hiên pháp khi muốn bảo đảm sự tham gia nhiều hơn của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Các hội nghị này thường có số lượng thành viên rất lớn, đại diện cho các đảng phái, cơ quan nhà nước, các nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ. Số lượng có thể từ vài trăm đến vài nghìn người. Các hội nghị này có thể thành lập các uỷ ban, hội đồng để trực tiếp đánh giá các vấn đề chuyên môn để trình và tư vấn cho hội nghị.

Nhiều nước coi trọng việc tổ chức các cuộc tranh luận bàn tròn giữa các chủ thể chủ chốt như các đảng phái, các cơ quan nhà nước trung ương, các nhà hoạt động xã hội và các nhà cải cách. Các cuộc thảo luận và đóng góp ý kiến ở các địa phương, với sự điều hành của các uỷ ban tham gia sửa đổi hiến pháp và sự tham gia của nhân dân cũng là nhân tố quan trọng cho việc đánh giá hiến pháp. Ở Thái Lan, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1997, rất nhiều cuộc tranh luận về cải cách hiến pháp đã được thực hiện bởi nhiều các nhóm xã hội khác nhau, trong đó có các nhà nghiên cứu, các nhà luật học và các chính trị gia. Nhờ vào những tranh luận này, rất nhiều vấn đề về văn hoá chính trị Thái Lan đã được tổng kết, ví dụ như: ” thiếu vắng sự minh bạch”, “tham nhũng”, “sự bất ổn của các chính phủ dân sự” và “sự thiếu hiệu quả của các thể chếchính trị”

Ngoài ra, tham vấn nhân dân và trưng cầu ý dân là những hình thức đặc thù đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp.

5. Quyền lập hiến và quyền lập pháp giống và khác nhau như thế nào?

– Về khái niệm:

+ Quyền lập hiến : là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới. Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

+Quyền lập pháp: là quyền làm luật, sửa đổi luật. quyền lập pháp được ghi nhận trong hiến pháp, do đó phải được tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của hiến pháp là quyền duy nhất thuộc về Quốc hội. Quốc hội có thể ủy quyền cho các cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội. … Quyền lực nhà nước được tạo thành từ ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

– Chủ thể

+ Quyền lập pháp :Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp

+ Quyền lập hiến : Chủ thể của quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân

– Cách thức thực hiện

+ Quyền lập pháp :

Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

Soạn thảo dự án luật;

Thẩm tra dự án luật;

Xem xét, thông qua luật;

Công bố luật.

+ Quyền lập hiến:

Quyền lập hiến của nhân dân trước tiên phải là quyền được bầu chọn cơ quan soạn thảo và thông qua hiến pháp.cơ quan đó nhất thiết phải đại diện cho toàn thể nhân dânđể thực sự quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì nó phải thể hiện thông qua quyền phúc quyết hiến pháp (tức là quyền bỏ phiếu thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu dân ý).Trưng cầu ý dân là một chế định của nền dân chủ trực tiếp.

Trân trọng !

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger