Kỹ thuật lập hiến là gì ? Kỹ thuật lập hiến khác gì so với kỹ thuật lập pháp ?
Theo nghĩa rộng là toàn bộ những cách thức soạn thảo, thông qua và ban hành hiến pháp. Nghĩa hẹp kỹ thuật lập hiến là kỹ năng diễn đạt hiến pháp thông qua cách thức thế hiện/viết các điều khoản/quy định của hiến pháp.
1. Kỹ thuật lập hiến là gì ?
Kỹ thuật lập hiên theo nghĩa rộng là toàn bộ những cách thức soạn thảo, thông qua và ban hành hiến pháp. Theo nghĩa hẹp, kỹ thuật lập hiến là kỹ năng diễn đạt hiến pháp thông qua cách thức thế hiện/viết các điều khoản/quy định của hiến pháp.
Kỹ thuật Lập hiến có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cũng như sửa đổi Hiến pháp. … Bởi kỹ thuật Lập hiến là cách thể hiện cơ cấu (cấu trúc), xác định phạm vi những vấn đề cần được điều chỉnh và cách diễn đạt rõ ràng minh bạch, đủ khái quát và cụ thể của một bản Hiến pháp.
2. Kỹ thuật lập hiến khác gì so với kỹ thuật lập pháp?
Kỹ thuật lập hiến có đặc điểm đặc biệt so với kỹ thuật lập pháp thông thường. Việc sửa đổi hiến pháp theo một quy trình đặc biệt có mục đích giới hạn quyền lực nhà nước . Nếu việc sửa đổi hiến pháp có thể được thực hiện một cách dễ dàng thì hiến pháp không còn có ý nghĩa.
Nhiều nước ngày nay trao quyền cho Nghị viện sửa đổi hiến pháp, nhưng quy trình lập hiến được bổ sung nhiều giai đoạn với sự tham gia của ủy ban hiến pháp, hội nghị quốc gia , hội nghị bàn tròn, tham vấn nhân dân hay trưng cầu ý dân Việc thảo luận về dự thảo hiến pháp của Nghị viện cũng cẩn trọng hơn so với quy trình lập pháp, đặc biệt là hiến pháp thường chỉ được thông qua tại Nghị viện với đa số phiếu tuyệt đối.
Bước 1: Quốc hội (Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện) đề xuất sửa đổi hiến pháp (khi 2/3 thành viên của cả hai viện yêu cầu); hoặc triệu tập Hội nghị để đề xuất sửa đổi hiến pháp (các cơ quan lập pháp của 2/3 các bang yêu cầu);
Bước 2: Các tu chính án phải được các cơ quan lập pháp của ¾ các bang; hoặc Hội nghị ¾ các bang phê chuẩn.
Một số hiến pháp phân biệt hai loại sửa đổi hiến pháp: Sửa đổi toàn diện và sửa đổi bộ phận. Hiến pháp Thụy Sỹ năm 1874 là hiến pháp đầu tiên quy định về vấn đề này. Theo quy định của Hiến pháp Thụy Sỹ, mỗi loại sửa đổi hiến pháp có quy trình riêng. Hiến pháp Áo năm 1920 cũng có hai quy trình sửa đổi: sửa đổi toàn diện cần đa số tuyệt đối và trưng cầu ý dân; sửa đổi bộ phận chỉ cần đa số tuyệt đối.
Tòa án Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính hợp hiến của sửa đổi hiến pháp. Tòa án Hiến pháp của Áo có thể tuyên bố hủy các sửa đổi “bộ phận” về một trong các nguyên tắc như dân chủ, cộng hòa, liên bang, pháp quyền, tự do, phân quyền, bởi vì việc sửa đổi các nguyên tắc trên được cho là những sửa đổi làm thay đổi cơ bản hệ thống hiến pháp, do đó phải được thực hiện theo quy trình sửa đổi “toàn diện”.
3. Nội dung nào của hiến pháp không được sửa đổi ?
Việc sửa đổi hiến pháp khác với việc ban hành một bản hiến pháp mới ở chỗ có những nội dung của hiến pháp hiện hành không thế được sửa đổi. Một số hiến pháp ấn định việc cấm sửa một số nội dung của hiến pháp.
Ví dụ, Hiến pháp Đức đặt ra các giới hạn về việc sửa đổi hiến pháp nhằm đảm bảo các nguyên tắc nền tảng mới (dân chủ, nhà nước pháp quyền, chế độ liên bang) được thiết lập sau khi chế độ quốc xã bị lật đổ. Khoản 3 Điều 79 của Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức quy định: Không được sửa đổi Luật Cơ bản về việc phân chia liên bang, nguyên tắc tham gia của các bang vào lập pháp và các nguyên tắc được nêu ở các Điều 1 và 20. Tòa án Đức chưa bao giờ đình chỉ một đạo luật sửa đổi hiến pháp nào theo quy định của Điều 79 (3). Hiến pháp của Pháp và Italy earn việc sửa đổi hiến pháp về chính thế cộng hòa. Hiến pháp Bồ Đào Nha đặt ra rất nhiều quy tắc chặt chẽ đối vói việc sửa đổi hiến pháp. Ngoài ra, hiến pháp một số nưóc còn earn sửa hiến pháp trong một số hoàn cảnh nhất định.
Việc hạn chế sửa đổi các nội dung nhất định trong hiên pháp chủ yếu nhằm duy trì các nguyên tắc căn bản nhất cả một xã hội dân chủ (dân chủ, cộng hòa, pháp quyêh, tôn trọng phẩm giá con người…). Những nguyên tắc này là bất di bất dịch, không thế thay đổi trong hiến pháp
Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của hiến pháp và thượng tôn pháp luật
Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty chúng tôi để được hiểu rõ hơn 1900.6162
4. Những yếu tố nào tạo nên tính bền vững của hiến pháp?
Một bản hiến pháp có tính bền vững thế hiện thông qua hiệu lực lâu dài, ổn định của nó. Với tư cách là đạo luật cơ bản và tối cao, hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, do vậy, nó thể hiện sự tôn trọng của nhà nước, nhân dân và toàn xã hội. Ngược lại, một hiến pháp được thay thế sửa đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến tính “tối cao” và “cơ bản” của hiến pháp.
Tính bền vững của hiến pháp có thể chịu ảnh hưởng của những yêù tố tạo sau:
– Bối cảnh chính trị-xã hội: Trong một xã hội pháp quyền dựa trên nền tảng của chủ nghĩa hợp hiến, hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý tối cao, được xã hội, kế cả các đảng phái và nhà nước tôn trọng và thực thi. Ngược lại, các lực lượng chính trị nắm quyền có thể liên tục sửa đổi hiến pháp để phục vụ cho các mục đích chính trị.
– Kỹ thuật lập hiến: Tính cơ bản của hiến pháp thông qua cách quy định khái quát, mang tính định hướng tạo nên tính bền vững của hiến pháp. Trong khi đó, hiến pháp có các quy định quá chi tiết có thế phải sửa đổi thường xuyên hơn để phù hợp vói những thay đổi của đời sống thực tiễn.
– Phạm vi điều chỉnh của hiến pháp: Các bản hiến pháp cố điển chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về tổ chức quyền lực nhà nước cùng mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và cá nhân (quyền con người, quyền công dân), trong khi các bản hiến pháp của các nước XHCN trước đây và các nước đang chuyển đổi lại mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Cách quy định mở rộng sẽ làm cho hiến pháp thường xuyên cần thay đổi hơn.
Mặc dù tính bền vững được coi là một tiêu chí đánh giá sự thành công của một bản hiến pháp, sự thay đổi (ban hành mới hoặc sửa đổi) hiến pháp có thể nhằm những mục đích tích cực, như để giải quyết các mâu thuẫn, các vấn để hiến pháp, cải cách và dân chủ hóa đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn chuyển đổi.
5. Vị trí và vai trò của nhân dân trong việc sửa đổi hiến pháp ?việc trưng cầu ý dân thể hiện như thế nào?
* Vị trí và vai trò của nhân dân:
Hiến pháp là bản khế ước xã hội, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do đó nhân dân có vai trò quyết định trong việc xây dựng, sửa đổi hiên pháp.
Nhân dân tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp bằng việc thành lập, giám sát các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hiến (như Quốc hội lập hiên, Quốc hội lập pháp…).
Sự tham gia trực tiếp, tích cực và quyết định của nhân dân trong toàn bộ quy trình lập hiến (tham vấn nhân dân, trưng cẩu ý dân..) là những hình thức đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân.
Mức độ, tính chất sự tham gia của nhân dân trong quy trình lập hiến thể hiện tính hợp pháp và giá trị của bản hiến pháp. Người dân phải có quyền và được bảo đảm quyền được thông tin về chính sách sửa đổi hiến pháp, quyền bày tỏ các ý kiến đánh giá hiên pháp hiện tại cũng như những nguyện vọng cho một bản hiến pháp trong tương lai.
* Trưng cầu ý dân :
Để đảm bảo chủ thế ban hành và sửa đổi luôn luôn thuộc về nhân dân, các bản hiến pháp mới hoặc hiến pháp sửa đổi của các quốc gia thường được đưa ra nhân dân bỏ phiếu thông qua. Việc bỏ phiếu này thường được gọi là cuộc trưng cẩu ý dân về hiến pháp. Trưng cầu ý dân (phúc quyết toàn dân) về những sửa đổi hiến pháp là việc người dân trực tiếp quyết định giá trị pháp lý của dự thảo hiến pháp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua. Hiến pháp chỉ có giá trị khi được quá nửa số người dân tham gia cuộc trưng cầu ý dân đổng ý thông qua. Đây có thế nói là hình thức tham vấn trực tiếp và mạnh mẽ nhất: Trao cho nhân dân quyền đổng ý hay không đồng ý dự thảo hiến pháp.
Trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp thế hiện rõ tư tưởng về chủ quyền nhân dân. Như vậy, trưng cầu ý dân là một hình thức đặc thù của việc lấy ý kiến nhân dân. Các hình thức tham vấn nhân dân về dự thảo hiến pháp chỉ có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định có giá trị pháp lý, trong khi trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp cho phép người dân trực tiếp quyết định đổng ý hay không đổng ý các dự thảo hiến pháp. Trưng cầu ý dân là một chế định hiến pháp tồn tại trong nhiều hệ thông chính trị khác nhau ở các châu lục.
6. Tham kiến nhân dân trong qúa trình xây dựng và sửa đổi hiến pháp?
Tham vấn nhân dân là hoạt động trong toàn bộ quy trình sửa đổi hiến pháp, trong đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các vấn để xây dựng, sửa đổi hiến pháp. Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:
– Hiến pháp là bản khế ước xã hội của nhân dân
Hiến pháp là đạo luật về chủ quyền nhân dân. Hiến pháp khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, hay nói cách khác quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân trao cho và để phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Theo lý thuyết khế ước xã hội, các quyền tự nhiên của con người chỉ có thế được đảm bảo khi các cá nhân cùng nhau thiết lập một khế ước chung, trong đó quyền lực nhà nước bị giới hạn, các quyền và tự do của con người được ghi nhận và bảo vệ. Với quan niệm hiến pháp là bản khế ước thì việc xây dựng, soạn thảo hiến pháp phải có sự tham gia của đông đảo nhân dân nhằm đảm bảo chủ quyền nhân dân. Nhân dân có quyền tranh luận, trao đối, bày tỏ quan điểm, đánh giá về các vấn đề hiến pháp; và quan trọng hơn, những ý kiến, quan điểm của họ phải được lắng nghe. Mặc dù những điều kiện trên phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh thực tế, nhưng sự tham gia của nhân dân trong việc làm hiến pháp cho phép nâng cao tính trung thực của các đánh giá hiến pháp, từ đó có những quy định hiến pháp phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
– Một quy trình sửa đối, bổ sung hiến pháp quan trọng
Về mặt lý thuyết, việc nhân dân trực tiếp làm hiến pháp sẽ phản ánh rõ ràng nhất chủ quyền nhân dân. Tuy nhiên, hình thức dân chủ trực tiếp này khó thực hiện xuất phát từ những yếu tố khách quan, do đó nhân dân thường chỉ tham gia với những mức độ khác nhau vào quy trình làm hiến pháp. Thực tế, việc soạn thảo hiến pháp thường được trao cho các cơ quan chuyên môn như ủy ban hiến pháp, việc thảo luận và thông qua được thực hiện ở Nghị viện/QuỐc hội. Việc ủy quyền này một mặt phản ánh hình thức dân chủ đại diện, mặt khác đảm bảo tính chuyên môn, tập trung trong việc soạn thảo, thông qua hiến pháp. Tuy vậy, ở nhiều nước, quy trình này khá khép kín, chỉ là công việc của các cơ quan nhà nước. Do vậy, các cơ quan nhà nước có thể không thực thi và đảm bảo quyêh và lợị ích của nhân dân.
Để giám sát các quy trình soạn thảo hiến pháp được thực hiện bời các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho quy trình làm hiến pháp ngày càng dân chủ, hiến pháp nhiều nước quy định nhiều hình thức nâng cao sự tham gia của nhân dân trong quá trình soạn thảo hiến pháp, trong đó rất coi trọng việc lây ý kiến nhân dân về dự thảo hiến pháp.
Hơn nữa, việc tham vấn nhân dân cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thấy được các vấn đề của người dân, tìm hiểu và tiếp nhận các thông tin, ý kiến hình thành từ cơ sở, cộng đông xã hội và người dân. Mặt khác, những hoạt động này cũng giúp tạo ra sự hiểu biết và chấp nhận của người dân về hiến pháp – một tiêu chí đánh giá quan trọng của một hiến pháp thành công. Sự tham gia này có giá trị lâu dài sau khi hiến pháp ra đời, bởi vì sự thực thi hiến pháp chỉ có giá trị khi người dân hiểu biết, chấp nhận và sử dụng nó.
Tiếp nữa, thực tế một số nước đã chỉ ra rằng các ủy ban sửa đổì hiến pháp không thể giải quyết được nhiều vấn đề (do không đồng thuận/vấn đề khách quan phức tạp…). Trong trường hợp này, cẩn phải tố chức tham vấn nhân dân.
Trân trọng !
Bài viết cùng chủ đề
- Chính quyền quận Long Biên lạm dụng quyền ( cưỡng chế đất), phá nhà dân trước tết vì lợi ích nhóm
- "Quả bóng được đá qua nhiều sân" - Chính quyền huyện Đông Anh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm
- Toà án tỉnh Phú Thọ tuyên phạt tù "chung thân" đối với Hoàng Thanh Hải phạm tội "Mua bán trái phép chất ma túy"
- Một số vấn đề Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung và làm rõ
- Phân biệt hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai và Luật Cư trú
- Tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong trường hợp thụ lý yêu cầu khởi kiện bổ sung