• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Bình luận về việc tiếp nhận, đánh giá, sử dụng kết luận giám định do đương sự tự mình yêu cầu trong tố tụng dân sự.


Về nguyên tắc, kết luận giám định của cơ quan giám định thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hay do đương sự tự mình yêu cầu đều là nguồn chứng cứ. Vậy, việc tiếp nhận, đánh giá, sử dụng kết luận giám định do đương sự tự mình yêu cầu được tiến hành như thế nào?

1. Khái niệm giám định tư pháp

Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì giám định tư pháp được định nghĩa như sau:

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

2. Vị trí, vai trò của giám định tư pháp trong tố tụng dân sự

Giám định tư pháp là việc sử dụng những kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.

Vì vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự nói riêng và vụ án hình sự, hành chính nói chung, việc thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có tính quyết định, mà một trong những nguồn chứng cứ quan trọng là kết luận giám định. Cho nên, vai trò của giám định thể hiện ở hai phương diện sau:

– Cung cấp nguồn chứng cứ cho hoạt động tranh tụng.

– Tham gia trực tiếp vào quá trình tranh tụng (thông qua việc giải thích kết luận giám định).

Trước tình hình ngày càng có nhiều vụ việc dân sự phức tạp, các tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chưa rõ ràng, mâu thuẫn nhau thì giám định tư pháp ngày càng thể hiện vị trí đặc biệt trong việc tìm ra sự thật khách quan, xác lập chứng cứ phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, nhằm bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định kết quả giám định là một nguồn chứng cứ không thể thiếu trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, hình sự.

Do đó, công tác giám định và người giám định có VỊ trí, vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động tố tụng hình sự, hành chính nói chung và trong việc bảo đảm tính chính xác, khách quan đúng pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự nói riêng. Giám định tư pháp đã và sẽ mãi mãi là hoạt động không thể thiếu trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế, hình sự. Với yêu cầu ngày càng cao trong việc nâng cao chất lượng xét xử thì giám định tư pháp ngày càng có vai trò quan trọng. Có rất nhiều vụ việc dân sự, vụ án hành chính, hình sự nếu không có giám định tư pháp thì không thể điều tra, truy tố xét xử đúng đắn, chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên, bảo vệ trật tự xã hội. Ví dụ: Trong vụ án truy nhận cha cho con có nhiều người cùng quan hệ vối người phụ nữ trong khoảng thời gian có thể thụ thai hoặc chưa xác định được ai là ngưòi đã quan hệ vôi mẹ đứa trẻ, nếu không có giám định gen thì không thể kết luận chính xác ai là cha của đứa trẻ, hoặc trong giám định về giá, về thiệt hại trong xây dựng, nếu không giám định đúng thì làm sao có thể xác định được giá trị tài sản, mức độ vặ nguyên nhân thiệt hại.

Kết quả giám định không chỉ tạo cơ sở cho các phán quyết đúng đắn mà còn tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức cho cả cơ quan tố tụng lẫn các bên đương sự, giúp cho các bên có cơ sở để thương lượng, hòa giải hoặc rút đơn khởi kiện, từ đó tiết kiệm được thời gian xác minh, kiểm tra, thu thập chứng cứ, thời gian giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, việc giám định bảo đảm tính khách quan, khoa học sẽ tạo ra cho đương sự nói riêng và những người tham gia tố tụng cũng như nhân dân nói chung tâm lý tin tưỏng vào phán quyết của Tòa án, đương sự sẽ ít kháng cáo, khiếu nại (đặc biệt trong các vụ án truy nhận cha cho con).

Tuy nhiên, công tác giám định ở Việt Nam từ trước tới nay chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có một mô hình tổ chức hoàn chỉnh cho tất cả các loại giám định. Cán bộ làm công tác giám định chủ yếu kiêm nhiệm; có những lĩnh vực hoạt động giám định còn thiếu tính chất chuyên nghiệp, cán bộ giám định chưa được đào tạo một cách chíhh quy; các chế độ chính sách đốì vởi giám định viên cũng chưa được quan tâm đầy đủ, trong khi đó các quan hệ xã hội ngày càng phát triển, nhất là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự tậc động của mặt trái cơ chế thị trường các tội phạm và các tranh chấp dân sự, hành chính ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, phải không ngừng hoàn thiện, củng cố công tác giám định; đặc biệt là nâng cao năng lực của các tổ chức giám định và giám định viên hiện có là một yêu cầu cấp thiết. Bởi lẽ, sản phẩm giám định tư pháp là kết quả hoạt động của Giám định viên; nếu không có Giám định viên tư pháp sẽ không có giám định tư pháp, họ là một bộ phận cấu thành của giám định tư pháp.

3. Địa vị pháp lý của giám định tư pháp trong tố tụng dân sự

Người giám định tư pháp bao gồm:

– Giám định viên tư pháp;

– Người giám định tư pháp theo vụ việc.

Giám định viên tư pháp có thể làm việc tại tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn. Như vây, người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện như: có trình độ đại học trở lên, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã học từ 5 năm trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực hành vi đầy đủ thì đều có thể được bổ nhiệm làm Giám định viên tư pháp mà không phân biệt là công chức nhà nưốc hay là người hoạt động chuyên môn ở đơn vị, tổ chức không phải là cơ quan nhà nưóc, thậm chí họ có thể là ngưòi hoạt động tự do. Những người này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp thẻ Giám định viên.

Người giám định tư pháp theo vụ việc, tuy không phải là Giám định viên tư pháp, nhưng họ có kiến thực sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì cũng có thể được trưng cầu giám định theo vụ việc.

Giám định viên tư pháp có địa vị pháp lý độc lập trong tố tụng dân sự, họ là người tham gia tố tụng, là chủ thể có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng, trong đó có những quyền về tố tụng nhằm tạo điều kiện cho người giám định hoàn thành tốt những nhiệm vụ như: “a) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định; b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định” (Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

4. Quyển tự yêu cầu giám định của đương sự

Điều 22 Luật giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 quy định về quyển và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”

Từ quy định trên, có thể thấy đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc ngưòi đại diện hợp pháp của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Như vậy, quyền tự mình yêu cầu giám định của đương sự là quyển có điều kiện và bị hạn chế. Quyền này chỉ phát sinh sau khi đương sự đã có yêu cầu trưng cầu giám định mà không được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền đáp ứng. Từ đó, phát sinh thủ tục cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Tòa án nói riêng phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản trong thòi hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự, để đương sự có bằng chứng và cơ sở cho việc thực hiện quyền tự mình yêu cầu các tổ chức, người giám định tư pháp thực hiện giám định tư pháp cho mình.

Trên thực tế, Tòa án thưòng trưng cầu giám định theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu và đóng tạm ứng chi phí giám định của một hoặc các bên đương sự, ít khi Tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự. Với quy định mới này của Luật giám định tư pháp, trong trường hợp Tòa án từ chối yêu cầu trưng cầu giám định thì phải có văn bản thông báo về việc từ chôì đó. Tuy nhiên, vấn để đặt ra là khi đương sự yêu cầu giám định, đương sự có bắt buộc phải xuất trình giấy thông báo từ chối giám định không? Nếu có thì trong trường hợp hết thời hạn 07 ngày mà cơ quan tiến hành tố tụng không kịp có thông báo từ chối yêu cầu trưng cầu giám định thì về nguyên tắc đương sự cũng vẫn có quyền tự mình yêu cầu giám định .

Trong khi Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính năm 2010 chưa được sửa đổi, bổ sung cho đồng bộ với các quy định mới có liên quan của Luật giám định tư pháp năm 2012 về quyển tự mình yêu cầu giám định của đương sự, thì cơ quan có thẩm quyền cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục nhận đơn, thông báo từ chối yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự. Người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện nghiêm túc việc ra văn bản thông báo từ chối giám định trong thời hạn mà phốp luật quy định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu giám định thực hiện quyền tự mình yêu cầu cơ quan giám định thực hiện việc giám định.

5. Về tiếp nhận, đánh giá, sử dụng kết luận giám định do đương sự tự mình yêu cầu

Về nguyên tắc, kết luận giám định của cơ quan giám định thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hay do đương sự tự mình yêu cầu đều là nguồn chứng cứ. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp là một biện pháp thu thập chứng cứ. Do đó, việc trưng cầu, yêu cầu giám định cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tố tụng, Luật giám định tư pháp sử đổi năm 2020 và pháp luật khác có liên quan, thì mới được coi là hợp lệ. Trong khi pháp luật tố tụng chưa kịp thòi sửa đổi, bổ sung quyền tự mình yêu cầu giám định của đương sự, thì trình tự, thủ tục yêu cầu giám định của đương sự phải tuân thủ các quy định của Luật giám định tư pháp và các quy định có liên quan, có như vậy thì kết luận giám định tư pháp do đương sự cung cấp mới được coi là hợp lệ. Với quy định của Luật giám định tư pháp, thì kết luận giám định do đương sự tự mình yêu cầu cũng có giá trị pháp lý, và có ý nghĩa về mặt chứng cứ ngang bằng với kết luận giám định do cơ quan tiến hành tô tụng trưng cầu. Do đó, khi đương sự cung cấp kết luận giám định do tự mình yêu cầu, thì Tòa án phải có trách nhiệm tiếp nhận, đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự để nghiên cứu, xem xét, đánh giá kết luận giám định đó. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đương sự trong việc rộng đường tìm kiếm chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng đồng thời, cũng tạo cho đội ngũ tiến hành tố tụng những áp lực nhiều hơn trong việc xem xét, đánh giá kết luận giám định – một loại chứng cứ có ý nghĩa đặc biệt, bỏi vì mức độ tranh tụng giữa các bên trong hoạt động tố tụng nói chung, trong quá trình xét xử, nhất là tại phiên tòa sẽ được tăng lên nhiều, độ quyết liệt trong quá trình tranh tụng cũng tăng theo nếu như có những kết luận giám định trái ngược nhau. Điều này đòi hỏi người tiến hành tố tụng nói chung, Thẩm phán nói riêng phải có những kiến thức cơ bản trong hoạt động giám định tư pháp nói chung, về lĩnh vực có yêu cầu giám định tư pháp nói riêng. Chẳng hạn như khi đọc một bản kết luận giám định pháp y về thương tích, thì người tiến hành tố tụng phải biết thế nào là cộng lùi mức độ tổn hại sức khỏe trong hoạt động giám định pháp y, hay cũng phải biết khi trưng cầu giám định tư pháp thì cần phải đặt ra các yêu cầu như thê nào, để không vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn, tránh tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu giám định viên pháp y tâm thần phải khẳng định và trả lời xem bị can A, bị cáo B có năng lực chịu trách nhiệm hình sự không…, khiến phát sinh những vướng mắc không cần thiết trong quá trình trưng cầu, thực hiện giám định cũng như đánh giá kẹt luận giám định trong thời gian qua . Khi xem xét, đánh giá kết luận giám định cần phải xác định xem những yếu tố nào ảnh hưỏng, chi phôi đến chất lượng của một bản kết luận giám định. Thông thường chất lượng của một bản kết luận giám định tư pháp phụ thuộc vào các yếu tố sau: con người (trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp và sự vô tư, khách quan của người làm giám định), phương pháp, quy trình thực hiện giám định (có phù hợp, có tuân thủ chặt chẽ không), máy móc, phương tiện, công nghệ giám định có hiện đại, tiên tiến không, xác xuất, khả năng tiệm cận độ chính xác đến mức nào; đôi tượng giám định có được thu thập, bảo quản đúng cách không, có bị biến đổi qua thồi gian không? V.V.. Đây chính là các căn cứ giúp cho người tiến hành tố tụng có thể xem xét, so sánh, đánh giá chất lượng giữa các bản kết luận giám định về cùng một đối tượng hoặc vấn đề cần xem xét, làm sáng tỏ để dùng làm căn cứ xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: phải xác định rõ cơ chế đánh giá kết luận giám định, bảo đảm đúng đắn khách quan để làm căn cứ giải quyết vụ việc trong quá trình hoàn thiện chế định về giám định tư pháp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, đến thời điểm này, các căn cứ nêu trên chưa được luật hóa trong Luật giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 và các văn bản có liên quan, nên các cơ quan tiến hành tố tụng gặp khó khăn nhất định trong việc xem xét, đánh giá kết luận giám định, nhất là khi có xung đột giữa các kết luận giám định tư pháp. Với việc cho phép đương sự được quyền tự mình yêu cầu giám định, thì việc có nhiều bản kết luận giám định trong một vụ án sẽ nhiều hơn và vì thế thì việc xem xét, đánh giá, so sánh và lựa chọn kết luận giảm định nào có chất lượng, chính xác hơn sẽ diễn ra phổ biến, thường xuyên hơn cũng như đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải xem xét toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và quyết đoán hơn trong việc đánh giá và sử dụng kết luận giám định. Điểu này đòi hỏi đội ngũ người tiến hành tố tụng phải được nâng cao kiến thức pháp lý chuyên sâu cũng như những kiến thức chung về giám định tư pháp.

Để Luật giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 có sức sống mạnh mẽ, phát huy tác dụng hỗ trợ hoạt động tư pháp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, cần thực hiện một số công việc như sau:

Một là, trước mắt cần tổ chức phổ biến, quán triệt đến đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử về nội dung cơ bản của Luật giám định tư pháp sửa đổi năm 2020, nhất là những quy định mói có liên quan đến hoạt động của Tòa án như quyền tự mình yêu cầu giám định của đương sự, đánh giá, sử dụng kết luận giám định; thống kê tình hình trừng cầu, yêu cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định…

Hai là, ban hành kịp thời các văn bản hưóng dẫn áp dụng các quy định của Luật giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 về trưng cầu, yêu cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong hoạt động xét xử.

Ba là, bổ sung nội dung, cung cấp tài liệu trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tiến hành tố tụng theo hướng tăng cường thời lượng giảng dạy về giám định tư pháp cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Đồng thời, mỗi Thẩm phán, Thư ký tòa án cần phải chủ động tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về giám định tư pháp. Hơn nữa, trước một vụ việc cụ thể, Thẩm phán cần phải tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu về lĩnh vực, vấn đề có yêu cầu giám định, cần thiết thì có thể mòi chuyên gia đầu ngành để tham vấn chuyên môn, nhằm có những thông tin, tư liệu và sự hiểu biết cần thiết để có thể hiểu cặn kẽ bản kết luận giám định, cũng như có khả năng xem xét, so sánh, đốỉ chiếu giữa các bản kết luận giám định, từ đó có những đánh giá, lựa chọn và sử dụng kết luận giám định đúng đắn, nhất là khi có mâu thuẫn, xung đột giữa các kết luận giám định; khắc phục tình trạng ỷ lại vào bản kết luận giám định hoặc không cố gắng phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong đánh giá kết luận giám định, trưng cầu giám định nhiều lần, gây tôn kém tiền bạc và kéo đài thời gian tố tụng không Cần thiết.

Bốn là, các bộ, ngành chủ quản của các lĩnh vực giám định cần sớm ban hành quy định hoặc hướng dẫn về quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành mình, làm cơ sỏ pháp lý thông nhất cho hoạt động giám định tư pháp được thực hiện trên một hành lang pháp lý chung, tạo mặt bằng về trình tự, thủ tục, công nghệ, phương pháp giám định, người làm giám định, nhằm giảm thiểu nguy cơ đưa đến những kết luận giám định khác nhau về cùng một đôì tượng giám định, từ đó hạn chế sự phức tạp do xung đột kết luận giám định; đồng thời, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tồ’ tụng căn cứ vào đó mà so sánh, đánh giá giữa các bản kết luận giám định và quyết định sử dụng kết luận giám định chính xác nhất.

Năm là, Bộ Tư pháp cũng như các bộ, ngành có liên quan nên tiến hành việc nghiên cứu, hưống dẫn, tập huấn cho đội ngũ những người làm công tác giám định tư pháp về kỹ thuật xây dựng, trình bày kết luận giám định sao cho đầy đủ những thông tin, nhận xét, đánh giá về đôì tượng giám định, về kết quả giám định một cách súc tích, dễ hiểu và diễn đạt bằng những ngôn từ phổ thông, tránh tình trạng quá vắn tắt, không đi vào trả lời yêu cầu giám định hoặc dùng những thuật ngữ chuyên môn rất sâu , khiến cho người tiến hành tố tụng không thể hiểu nổi, thậm chí ngay cả người trong cùng lĩnh vực nhưng không phải chuyên ngành đó thì cũng không biết.

Sáu là, ngoài bản kết luận giám định, đề nghị các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định cung cấp thêm các văn bản, tài liệu ghi nhận quá trình thực hiện giám định để cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu, xem xét, tìm sự luận giải cho cả quá trình hình thành nên kết quả giám định.

Bảy là, cần có cơ chế tố tụng, và các điểu kiện về kinh phí khi Giám định viên tư pháp tham gia phiên tòa trong các vụ án, nhất là trong trường hợp có các kết luận giám định khác nhau về cùng một vấn để, cần có sự trình bày, bảo vệ kết luận giám định của Giám định viên trước các bên tố tụng, giúp cho việc tranh tụng, đánh giá kết luận giám định tư pháp thuận lợi hơn, làm cho các bên tham gia tố tụng “tâm phục, khẩu phục”, giảm việc khiếu nại, kháng cáo. Hiện nay, mức bồi dưỡng tham gia phiên tòa của người giám định chỉ ở mức 40.000đ/người/ngày là quá thấp, bất cập với tình hình thực tế và đặc biệt là các cơ quan chức năng phải bảo đảm thanh toán chi trả các chi phí đi lại, lưu trú cho người giám định tư pháp khi phải di chuyển xa để tham dự phiên tòa, vì lâu nay việc thực hiện quy định này chưa đầy đủ và chưa kịp thời, nên nhiểu trường hợp ngưòi giám định được mời không muôh thạm dự.

Tám là, cần có cơ chế để cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các tài liệu, mẫu so sánh cho đương sự (khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tài liệu) để bảo đảm quyển tự mình yêu cầu giám định của đương sự.

Trân trọng!

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger