Đặc điểm cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tài sản công và trong lĩnh vực tài chính (1945 – 1955)
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về các đặc điểm nói riêng về cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; lĩnh vực kinh tế đối ngoại và tài sản công và trong lĩnh vực tài chính giai đoạn năm 1945 – 1955…
1. Đặc điểm cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
Về cơ bản các cấu thành tội phạm này đã được chứa đựng trong một phạm vi rộng lớn của hai nhóm văn bản pháp luật hình sự (các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự) của Nhà nước Việt Nam ở giai đoạn này là: sắc lệnh số 50/SL ngày 09/10/1945 về cấm xuất khẩu gạo, ngô, đỗ và các thực phẩm từ ngũ cốc; sắc lệnh số 26 ngày 25/01/1946; 3) sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1949; sắc lệnh số T80/SL ngày 20/12/1950; sắc lệnh số’ 151/SL ngày 12/4/1953; sắc lệnh số 7/SL ngày 05/9/1945; sắc lệnh số 45/SL ngày 05/4/1946; Sắc lệnh số 202/SL ngày 15/10/1946; sắc lệnh số 61/SL ngày 05/4/1947; sắc lệnh số 257/SL ngày 19/11/1948; sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949; sắc lệnh số 124/SL ngày 27/10/1949; Sắc lệnh số 163/SL ngày 17/11/1950; Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955
Các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực này là những hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội như sau: Vi phạm các quy tắc về bảo vệ các công trình thủy nông; Vi phạm các quy định về tiết kiệm gạo và gia súc; Giết thịt trâu bò trái phép; Vi phạm các quy định về đàng ký, bán và vận chuyển muối; Tất cả những hành vi chống đối pháp luật của địa chủ.
a. Chủ thể đặc biệt của nhóm các hành vi trong cấu thành tội phạm chống đối pháp luật chỉ có thể địa chủ nào chông đối pháp luật (mà cụ thể là các quy định trong sắc lệnh sô” 151/SL ngày 12/4/1953).
b. Mức hình phạt nghiêm khắc nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là tử hình, được quy định đối với: Vi phạm các quy tắc về bảo vệ các công trình thủy nông gây thiệt hại cho nhiều tỉnh; Bất kỳ hành vi nào trong số các cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 6 sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953.
c. Mức hình phạt thấp nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tiền ở mức 1.000 đồng, được quy định đối với hành vi giết thịt trâu bò trái phép.
d. Các cấu thành tội phạm xâm hại đến nền thương nghiệp của nước ta trong giai đoạn này về cơ bản đã được nêu trong các văn bản pháp luật hình sự như: Sắc lệnh số 7/SL ngày 05/9/1945; sắc lệnh số 202/SL ngày 15/10/1946; sắc lệnh số 257/SL ngày 19/11/1948; sắc lệnh số 8/SL ngày 25/02/1949 (được sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh số 169/SL ngày 17/11/1950 về việc nghiêm cấm việc tự ý tăng giá do Chính phủ quy định đối với hàng hóa cần thiết cho đời sống nhân dân và công cuộc kháng chiến (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 8/SL ngày 25/02/1949); sắc lệnh số 167/SL ngày 17/11/1950 về việc phân phối, hàng hóa, thực phẩm và hàng dự trữ trong nước;…
2. Một số điểm lưu ý trong cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
Việc phân tích các cấu thành tội phạm trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số điểm lưu ý chủ yếu dưới đây:
– Nhà làm luật đã quy định trách nhiệm hình sự đối với việc vi phạm tất cả các quy định tại các văn bản pháp luật hình sự nêu trên.
– Nhược điểm của các quy phạm về một số cấu thành tội phạm trên đây là vẫn còn tồn tại chế tài không cụ thể (Điều 4 sắc lệnh số 7 ngày 05/9/1945).
– Mức xử phạt cao nhất trong các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tù đến 5 năm được quy định đối với sự vi phạm Sắc lệnh số 8/SL ngày 25/02/1949; sắc lệnh số 169/SL ngày 17/11/1950.
– Mức hình phạt thấp nhất trong các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tù đến 01 năm được quy định đối với sự vi phạm Sắc lệnh số 167/SL ngày 17/11/1950.
3. Các cấu thành tội phạm thuộc lĩnh vực tài chính
Các cấu thành tội phạm thuộc lĩnh vực tài chính của nước ta trong giai đoạn này về cơ bản được chứa đựng trong các văn bản pháp luật hình sự như: sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950, Sắc lệnh số 45/SL ngày 05/4/1946, Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955 của Thủ tướng Chính phủ;…
Việc phân tích các cấu thành tội phạm xâm hại đến nền tài chính của nước nhà trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số nét chủ yếu dưới đây:
a. Các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực tài chính bị coi là những hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội như: Tổ chức quyên góp hoặc xổ số’ trái phép, cũng như quảng cáo hoặc giúp cho việc quyên góp hoặc xổ số trái phép; Bán hoặc in, phát hành để bán vé xổ số’ vượt mức giá đã được Chính phủ quy định; Vi phạm quy định về buôn bán vàng; Vi phạm quy định về buôn bán bạc; sử dụng thủ đoạn cho vay có tính chất bóc lột hoặc lừa đảo; Đầu cơ tiền; Chế tạo hoặc tiêu thụ tiền giả; Tàng trữ hoặc tiêu thụ tiền của chính quyền bù nhìn hay ngoại tệ bị cấm, cũng như có những hành vi khác làm suy yếu nền tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Từ chối tiêu tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc giao dịch tiền đồng xu trên 100 đồng và trốn tránh việc nộp thuế hoặc việc kiểm tra của cơ quan thuế vụ của Nhà nước;…
b. Nhược điểm của các quy phạm về một số cấu thành tội phạm trên đây là vẫn còn tồn tại chế tài không cụ thể (Điều 1 sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950).
c. Mức hình phạt nghiêm khắc nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là xử phạt tù đến 05 năm, được quy định đối với hành vi buôn bán vàng có tính chất tái phạm.
d. Mức hình phạt nhẹ nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tiền gấp hai lần tổng số tiền cho vay vối việc sử dụng thủ đoạn cho vay có tính chất bóc lột hoặc lừa đảo…
4. Cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và tài sản công
Các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và tài sản công (gọi tắt là công sản) giai đoạn này về cơ bản được chứa đựng trong các văn bản pháp luật hình sự như: sắc lệnh số 50/SL ngày 09/10/1945; sắc lệnh sô’ 26/SL ngày 25/01/1946; Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/4/1947;… Việc phân tích các cấu thành tội phạm xâm hại đến nền tài chính của nước ta trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số nét chủ yếu dưới đây:
a. Nhà làm luật đã quy định hai cấu thành tội phạm cơ bản của các tội trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là: Vi phạm các quy định về cấm xuất khẩu gạo, ngô, đỗ và các thực phẩm từ ngũ cốc; Vi phạm các quy định về cấm xuất cảng tư bản.
b. Nhà làm luật cũng đã quy định hai cấu thành tội phạm cơ bản của các tội trong lĩnh vực công sản là: Cố ý hủy hoại hoặc trộm cắp tài sản công; Phù lạm hoặc biển thủ tài sản công do công chức Nhà nước thực hiện.
c. Chủ thể đặc biệt của hành vi trong cấu thành tội phạm về lĩnh vực tài sản công chỉ có thể là công chức nhà nước có trách nhiệm quản lý tài sản công (và điều này được quy định trực tiếp ngay trong sắc lệnh số’ 223/SL ngày 17/11/1946).
d. Nhược điểm các quy phạm về một số cấu thành tội phạm trên đây là vẫn còn tồn tại chế tài không cụ thể (Điều 2 Sắc lệnh số 45 ngày 9/10/1945).
e. Mức hình phạt nghiêm khắc nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là tử hình, được quy định đối với hành vi cố ý hủy hoại hoặc trộm cắp tài sản công.
f. Mức hình phạt nhẹ nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là phạt xử phạt tù từ 01 tháng, được quy định đối với vi phạm quy định về cấm xuất cảng tư bản.
5. Nhận xét chung về quy phạm pháp luật phần riêng giai đoạn 1945 – 1955
Như vậy, sự hình thành của hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự thực định của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) cho phép đưa ra một số’ nhận xét chung sau đây:
a. Trong giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu bằng các sắc lệnh của chính quyền cách mạng đã bước đầu xây dựng và dần dần hình thành nên những nền tảng mới của pháp luật hình sự thực định của nước ta; nhưng do hoàn cảnh lịch sử – chính trị cụ thế (vừa kháng chiến, vừa kiến quốc) của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nên trong hệ thống pháp luật hình sự của nước ta giai đoạn 10 năm này vẫn còn tạm thời giữ lại một bộ phận các đạo luật hình sự cũ trước cách mạng.
b. Tuy nhiên trong giai đoạn 10 năm này (1945- 1955) các đạo luật hình sự cũ chỉ có tính chất là nguồn thứ yếu và mang tính bổ trợ, còn nguồn cơ bản và quan trọng hơn cả của pháp luật hình sự thực định nước ta chủ yếu là các sắc lệnh với tư cách là các đạo luật mối do chính quyền cách mạng ban hành theo hai nhóm văn bản pháp luật – các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự.
c. Trong hệ thống pháp luật hình sự thực định của nước Việt Nam giai đoạn này (1945-1955) ở các mức độ khác nhau đã hình thành nên một số chế định (quy phạm) tốt của Phần chung là: Chế định đại xá; Chế định án treo; Chế định tái phạm; Sự phân loại tính nguy hiểm cho xã hội của một số tội phạm riêng biệt theo mặt chủ quan (lỗi cố ý và vô ý); Sự phân loại (ở một mức độ nhất định) các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
d. Do điều kiện thời chiến (vừa phải chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, vừa phải xây dựng chính quyền cách mạng còn non trẻ) nên hệ thông các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự thực định của nước ta giai đoạn này (1945-1955) vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế (mà ỏ các mức độ khác nhau đã được phân tích cụ thể trên đây); và cũng do hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nên nhà làm luật chưa có điều kiện xây dựng được đầy đủ các cấu thành tội phạm riêng biệt trong hệ thống Phần riêng của pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vì vậy, trong giai đoạn này vẫn còn thiếu nhiều cấu thành tội phạm.
e. Có lẽ vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã sáng suốt cho phép tạm thời giữ lại một số quy phạm pháp luật hình sự cũ để áp dụng với nội dung giai cấp mới của Nhà nước Việt Nam, đây là một chủ trương sáng suốt và hoàn toàn đúng đắn; chính vì vậy, vấn đề này một lần nữa là minh chứng cho quan điểm khoa học xác đáng về sự cần thiết của tính thừa kế về pháp luật (nói chung) và pháp luật hình sự (nói riêng) trong giai đoạn quá độ những năm đầu tiên sau thắng lợi của các cuộc cách mạng ở nước ta, cũng như ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
Trân trọng!
Bài viết cùng chủ đề
- Chính quyền quận Long Biên lạm dụng quyền ( cưỡng chế đất), phá nhà dân trước tết vì lợi ích nhóm
- "Quả bóng được đá qua nhiều sân" - Chính quyền huyện Đông Anh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm
- Toà án tỉnh Phú Thọ tuyên phạt tù "chung thân" đối với Hoàng Thanh Hải phạm tội "Mua bán trái phép chất ma túy"
- Một số vấn đề Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung và làm rõ
- Phân biệt hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai và Luật Cư trú
- Tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong trường hợp thụ lý yêu cầu khởi kiện bổ sung