• Hotline: 0878198555
  • Email: luathoangphat@gmail.com

Đăng ký quyền tác giả cho các sản phẩm nghe, nhìn?


Quyền tác giả chỉ dành cho sự thể hiện về ý tưởng hoặc khái niệm, không dành cho bản thân ý tưởng hoặc khái niệm. Sự khác biệt giữa quyền tác giả và bằng độc quyền sáng chế là “sự đối lập thể giữa sự kiện ý tưởng”. Để hiểu rõ hơn về quyền tác giả bạn có thể tham khảo nội dung sau:

NỘI DUNG TƯ VẤN​

Quyền tác giả là lĩnh vực pháp luật quy định sự bảo hộ đối với “tác phẩm nguyên gốc do tác giả sáng tạo”, bao gồm hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, tiểu thuyết, thơ, kịch, kiến trúc, múa, tài liệu hướng dẫn, tư liệu kỹ thuật, phần mềm máy tính và những tác phẩm khác. Sự bảo hộ pháp lý bắt nguồn từ việc một tác giả độc lập sáng tạo ra tác phẩm và “sự thể hiện” của tác giả về một ý tưởng là sự thể hiện nguyên gốc, thay vì nó được sao chép từ một người khác. Quyền tác giả có một tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn tính mới trong bằng độc quyền sáng chế, tức là lĩnh vực tập trung vào tính mới của ý tưởng hoặc khái niệm hữu ích, không tập trung vào sự thể hiện ý tưởng.

1. Sản xuất phim:

Phim trọn bộ được đưa ra thị trường theo một lịch trình xác định, cho phép đạt lợi nhuận tiềm năng tối đa ở mỗi một quy mô. Giai đoạn đầu tiên là trình chiếu tại rạp, nơi sự cảm nhận cần tới một màn ảnh rộng, âm thanh mạnh và sự chia sẻ với những người khác.

Số liệu về thu nhập được lập riêng cho giai đoạn này. Giai đoạn tiếp theo là thị trường video dùng trong gia đình, nơi người ta mua hoặc thuê thiết bị băng video, hoặc mới đây là đĩa kỹ thuật số đa năng (DVD), để xem phim ở nhà riêng. Giai đoạn tiếp theo là phát hành trên thị trường truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh, tức là một mạng lưới tư nhân mà khách hàng thường trả phí thuê bao. Giai đoạn này có thể khởi đầu bằng phương thức trả tiền theo lần xem và tiếp đó là phổ biến rộng rãi trong khuôn khổ Chương trình cáp hoặc vệ tinh thông thường. Vào thời điểm này, đang có một nỗ lực marketing độc đáo, hướng tới những đối tượng cụ thể, chẳng hạn hành khách trên máy bay và tàu thuỷ. Giai đoạn cuối cùng trong đời một sản phẩm nghe nhìn thường là truyền hình miễn phí. Tuy nhiên, việc đưa vào áp dụng công nghệ mới, chẳng hạn như DVD, nhiều khi có thể làm sống lại những tài sản đã ngủ quên và tạo ra nguồn thu đáng kể nhờ việc tạo ra một thị trường mới và giới người tiêu dùng mới cho những sản phẩm có trước.

Rõ ràng là luật quyền tác giả được áp dụng cho tác phẩm nghe nhìn hoặc tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên, do chi phí và số lượng các bên liên quan đến việc tạo ra tác phẩm nghe nhìn lớn hơn rất nhiều so với trong trường hợp viết một bài hát hoặc một cuốn sách nên những quy tắc đặc biệt đã được hình thành nhằm xác định ai là chủ sở hữu hợp pháp của một sản phẩm nghe nhìn. Ở một số nước, đó là nhà sản xuất, tức là người cung cấp tài chính. Những nước khác, đó là những người đóng góp vào việc tạo ra tác phẩm, chẳng hạn người viết tư liệu văn học cơ bản, đạo diễn, diễn viên hoặc người quay phim. Đây là lý do vì sao quyền sở hữu đối với tác phẩm nghe nhìn là vấn đề của luật quốc gia.

Một bộ phận lớn những nhân tố đa dạng và khác biệt được kết hợp với nhau để tạo nên tác phẩm nghe nhìn, đó là tập thể diễn viên và những người biểu diễn khác mà sự trình diễn của họ được đưa vào tác phẩm. Nhóm người này rất cần đến sự bảo hộ có tính cập nhật trong phạm vi quốc tế và quốc gia. Công ước Rome (1961) là văn bản quốc tế đầu tiên tập trung vào sự bảo hộ và ban cấp sự bảo hộ cho người biểu diễn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ ngày nay, văn bản này có một số quy định không mang lại sự bảo hộ thỏa đáng cho những người biểu diễn nghe nhìn, vì công nghệ và kinh tế đã thay đổi rất mạnh mẽ kể từ khi nó được thông qua. Trong một nỗ lực nhằm tìm ra sự đồng thuận về bảo hộ người biểu diễn trong sản phẩm nghe nhìn, WIPO đã tổ chức Hội nghị Ngoại giao về bảo hộ biểu diễn nghe nhìn từ ngày 7 đến 20 tháng 12 năm 2000. Hội nghị đã tiến gần tới việc thông qua một văn kiện mới, một kết quả có thể được coi là sự nối tiếp của Hiệp định WIPO về biểu diễn và ghi âm (WPPT) là Hiệp định chỉ liên quan đến người biểu diễn trong phạm vi bản ghi âm. Tuy nhiên, sự đồng thuận đã không đạt được, mặc dù 19 trong số 20 Điều của dự thảo hiệp định đã được thông qua.

Nguồn thu nhập bổ sung thường khá lớn được tạo ra một cách gián tiếp bởi sản phẩm nghe nhìn nhờ mua bán những hàng hoá xuất hiện trong các sản phẩm đó hoặc gắn với các sản phẩm đó. Việc mua bán những hàng hoá như đồ chơi, xe hơi, trò chơi tương tác cùng tên với sản phẩm hoặc có nhân vật trong sản phẩm, sách và quần áo, ngày nay không chỉ đơn thuần là mặt phụ của những sản phẩm nghe nhìn lớn mà còn hơn thế nhiều – chúng thường là nguồn lợi được đánh giá cao cho các sản phẩm nghe nhìn đắt tiền này. Các nhà chế tạo những sản phẩm có thị trường toàn cầu đã phải trả những khoản tiền lớn để các sản phẩm của họ được xuất hiện trong các phim lớn. Các sản phẩm thương mại này luôn được bảo hộ theo các quyền SHTT vốn có, chủ yếu là quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hoá.

Tương tự như trong công nghiệp âm nhạc, công nghiệp nghe nhìn bị chi phối bởi các công ty giải trí toàn cầu mà ở đó sản phẩm nghe nhìn chỉ là một trong số những nỗ lực. Tuy nhiên, sản phẩm nghe nhìn, đặc biệt là ở trình độ phim truyện trọn bộ, không chỉ có ở châu Âu, Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ. Công nghiệp nghe nhìn ở Ấn Độ sản xuất khoảng 800 phim truyện mỗi năm và bán ra hàng tỷ vé trên khắp thế giới. Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông cũng là quê hương của hoạt động sản xuất phim truyện đầy sức sống và tạo ra những sản phẩm có phong cách cũng như sức mạnh độc đáo.

2. Xếp hạng theo doanh thu trong lĩnh vực nghe nhìn các công ty hàng đầu:

1 Walt Disney
2 Viacom
3 Sony
4 Time-Warner Ent.
5 ARD
6 News Corp.
7 Polygram
8 NHK
9 General Electric

3. Sách:

3.1 Khái quát chung:

Nhìn chung pháp luật quyền tác giả có nguồn gốc trong công nghiệp xuất bản văn học và đặc biệt là xuất bản sách. Trong thiên niên kỷ đầu tiên, làm sách là công việc chán ngắt và chậm chạp. Những người chép thuê đã viết sách bằng tay, về mặt nghệ thuật có một số người hơn hẳn những người khác. Tôn giáo có tổ chức là động lực chính trong việc bảo tồn tri thức bằng sách, cũng như trong việc phổ biến rộng rãi bản sao sách.

3.2 Tác dụng của bảo hộ quyền tác giả:

Tác dụng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với sách được khẳng định trên hầu khắp thế giới. Việc sản xuất sách với số lượng lớn (nếu so sánh với những phương pháp sản xuất trước đây) đã có thể thực hiện được nhờ sự bảo đảm thu nhập từ việc bán sách. Nhờ có sách, trình độ tri thức của thế giới được truyền bá theo cấp số mũ, đồng thời sự truyền bá đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với tốc độ ngày càng tăng nhờ sự phát triển của từng công nghệ mới, chẳng hạn điện tín, phát thanh, truyền hình, máy tính, viễn thông và Internet. Nói chung, sách là một trong các sáng chế quan trọng và tồn tại lâu dài nhất từ xưa đến nay. Sự gia tăng nhanh và phổ biến rộng rãi tri thức thông qua sách đã và vẫn có tác động rất lớn đến quá trình văn minh hoá. Sách cũng như báo và tạp chí dễ dàng được chia sẻ vì chúng có kích cỡ thích hợp và có thể mang theo người được.

4. Thị trường rộng lớn:

Ngành công nghiệp xuất bản văn học không chỉ bao gồm sách, mặc dù ta dễ có thể chỉ chú ý tới bộ phận này, vì có trên 50.000 đầu sách mới được xuất bản hàng năm, trong năm 1999 có hơn 500 triệu cuốn sách được phát hành dưới dạng ấn phẩm và ngành công nghiệp xuất bản tạo ra thu nhập hơn 80 tỉ USD.

Tuy nhiên, câu chuyện về ngành công nghiệp xuất bản văn học sẽ không được thể hiện đầy đủ nếu chỉ chú ý đến sách, vì việc xuất bản báo và tạp chí cũng là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp xuất bản văn học. Trong năm 1996, theo ước tính có khoảng 8.391 tờ nhật báo trên thế giới với khoảng 548 triệu độc giả.

Vì Sự tiện lợi trong cách thức mà báo và tạp chí truyền đạt nội dung của chúng, bất kể đó là tin tức, thời Sự, truyện và bài viết hay hình ảnh hấp dẫn, báo và tạp chí đã thành công trong việc dựa vào luật quyền tác giả để bảo đảm cho các sản phẩm và dịch vụ của mình không rơi vào tình trạng có thể xảy ra nạn đánh cắp tràn lan và sử dụng bất hợp pháp. Vì được coi là tác phẩm văn học nên báo và tạp chí được bảo hộ hoàn toàn giống như sách. Tuy nhiên, do tính chất của sản phẩm, dịch vụ báo và tạp chí cũng như do những phương thức phân phối mới mà có hai lĩnh vực trong đó luật quyền tác giả gặp thử thách và được làm rõ khi áp dụng đối với báo và tạp chí. Một lĩnh vực là xuất bản những đoạn trích và trích dẫn tư liệu được bảo hộ quyền tác giả vì lợi ích của tự do ngôn luận, đối thoại và phê bình công khai cũng như công bố tin tức thời sự. Ở một số nước, đáng chú ý là Hoa Kỳ, việc xuất bản như vậy có thể được biện minh như là một ngoại lệ đối với luật quyền tác giả theo học thuyết “sử dụng hợp lý”. Trong trường hợp này, hệ thống quyền tác giả có thể phục vụ để đạt được sự cần bằng hợp lý giữa một bên là người có quyền và một bên là lợi ích công cộng.

Một vấn đề đáng chú ý khác về quyền tác giả nảy sinh gần đây là khả năng báo và tạp chí lấy những tác phẩm văn học chủ yếu phục vụ mục đích xuất bản dưới dạng ấn phẩm giấy để tái bản dưới hình thức điện tử. Liệu li-xăng hoặc sự chuyển nhượng liên quan có bao hàm việc xuất bản bằng cả hai phương tiện hay không? Đây là một vấn đề mà luật quyền tác giả đang giải quyết; những vụ việc xuay quanh vấn đề này hiện đang mở ra hướng giải quyết thông qua các hệ thống toà án khác nhau. Trong khi vẫn đang có những lý lẽ từ cả hai phía thì có một điều tuyệt đối rõ ràng: sách, báo và tạp chí, với danh nghĩa là một ngành công nghiệp đã có thể bảo hộ các sản phẩm và dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và tiếp cận tới hàng triệu người, vì luật quyền tác giả đã dành cho chúng sự bảo đảm cần thiết, kết quả nhất quán và độ tin cậy.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com. Trân trọng!

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Zalo Phone Messenger