Chỉ cần nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa thì được xem là đã ly hôn đúng không? Vừa nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa có được kết hôn với người khác không?
Cho tôi hỏi chỉ cần nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa thì được xem là đã ly hôn đúng không? Vừa nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa có được kết hôn với người khác không? Ai sẽ là người giành được quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đơn phương? Mong được giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Hoàng Phát, sau đây là phần tư vấn dành cho bạn
Chỉ cần nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa thì được xem là đã ly hôn đúng không?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
“14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án“
Đối chiếu quy định trên, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt khi có bản án hoặc quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật tuyên bố chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Để Tòa án ra bản án, quyết định ly hôn thì hai vợ chồng phải làm thủ tục ly hôn theo đúng quy định pháp luật về tố tụng.
Do đó, việc mới chỉ nộp đơn ly hôn đơn phương hay thậm chí Tòa án đã thụ lý và giải quyết nhưng bản án hoặc quyết định vẫn chưa có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng vẫn đang tồn tại.
Vừa nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa có được kết hôn với người khác không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.“
Bên cạnh đó theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ“
Đối chiếu quy định trên, khi quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại, mà vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình với người khác thì bị xem là vi phạm pháp luật.
Do đó, trước khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, thì người vợ hoặc chồng không thể nào kết hôn với người khác được.
Người giành được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn đơn phương?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.“
Như vậy, cha, mẹ có thể thỏa thuận hoặc Tòa án có quyền quyết định xem ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Trường hợp hai bên cha mẹ không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi căn cứ vào lợi ích mọi mặt của con cũng như xem xét nguyện vọng của con nếu con trên 07 tuổi. Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi bảo đảm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho đứa bé mới sinh trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
(Bài viết này thuộc về Văn phòng Luật sư Hoàng Phát, vui lòng trích nguồn khi sử dụng. Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Mọi ý kiến thắc mắc về bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com)
Bài viết cùng chủ đề
- Có được thế chấp bằng quyền đòi nợ hay không?
- Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
- Giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con – Bất cập và kiến nghị
- Pháp luật về hợp đồng điện tử - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
- Hoàn thiện quy định về năng lực chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nhà ở xã hội
- Năm 2023, hàng hóa, dịch vụ nào được khuyến mại, dùng để khuyến mại?
- Người được trợ giúp pháp lý đề nghị thay đổi người trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào? Mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý mới nhất?
- Thời hạn thực hiện tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân là 24 tháng có đúng không? Được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?
- Con nuôi và con ruột ai được ưu tiên hưởng thừa kế theo pháp luật? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia thừa kế được quy định như thế nào?
- Cho vay nặng lãi chưa thu lợi bất chính do nguyên nhân ngoài ý muốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?