Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Trợ lý Phó Thủ tướng thường trực
Tại kỳ họp thứ 20, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên liên quan đến Vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các chuyến bay giải cứu giưa xmuaf dịch Covid-19.
Xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên liên quan đến Vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, UBKT Trung ương nhận thấy:
Ông Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; làm sai lệch chủ trương đúng đắn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch Covid-19 bùng phát; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng.
UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các ông Tô Anh Dũng và Nguyễn Quang Linh.
Trước đó, ngày 14/4/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 BLHS đối với ông Tô Anh Dũng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ông Tô Anh Dũng là một trong gần 20 bị can bị bắt tạm giam trong vụ án thực hiện các chuyến bay giải cứu công dân từ vùng dịch về nước trong dịch bệnh Covid-19 bắt đầu từ cuối năm 2021. Tháng 1-2022, Bộ Công an khởi tố vụ án, gây chấn động dư luận, cơ quan điều tra khởi tố bốn bị can tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, cùng về tội nhận hối lộ. Các bị can trong vụ án đã có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi. Hành vi vi phạm rất tinh vi, số người tham gia đông, phạm vi rộng cả trong và ngoài nước, gồm một số cơ quan, ban ngành của cả trung ương và địa phương.
Đặc biệt, vụ án xảy ra trong thời gian dài. Các bị can đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tương đối tốn thời gian trong công tác điều tra, xác minh vụ việc. Lãnh đạo cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết các bị can trong vụ án đã đưa, nhận hối lộ hàng chục tỉ đồng và hàng trăm ngàn USD. Tuy nhiên, con số đưa và nhận cụ thể bao nhiêu thì phải chờ kết quả điều tra chính thức.
Nguồn: Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Bài viết cùng chủ đề
- Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác "dẫn đến chết người" và tội giết người theo Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017)
- Tranh cãi đòi nhà giữa mẹ chồng và nàng dâu khi 'không thể sống chung'
- 5 loại đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ từ 2025
- Một mảnh đất của xã Nguyên Khê, nhưng được Thị trấn huyện Đông Anh phù phép cấp sổ đỏ bằng hồ sơ photo cho nhiều đối tượng lạ mặt.
- Bản án quá bất công cho cụ già 90 tuổi, Luật sư bảo vệ công lý trọng lượng được bao nhiêu?
- Nhiều cơ quan gửi đơn xin giảm nhẹ cho cựu Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca
- Vi phạm, khuyết điểm của ông Võ Văn Thưởng đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước
- Chuẩn bị xét xử vụ cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Đỗ Anh Dũng và 14 đồng phạm
- Vì sao ba lãnh đạo Sen Tài Thu bị cáo buộc lừa nghìn tỷ đồng?
- Những điểm đặc biệt trong tố tụng "đại án" Vạn Thịnh Phát