Hạn chế phân chia di sản thừa kế
Xin chào Luật sư, chồng tôi mới mất và có để lại 1 căn nhà, tuy nhiên căn nhà này là do anh ấy mua từ trước khi kết hôn với tôi, sau đó cả gia đình đã sinh sống ở đây trong nhiều năm. Hiện tại anh ấy mất nên mọi người trong nhà đòi chia thừa kế đối với căn nhà đó nhưng tôi và con không có chỗ nào để ở. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có được quyền yêu cầu không chia thừa kế căn nhà này cho đến khi tôi lo được nhà cửa đàng hoàng cho các con được không ạ?
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Hoàng Phát, Luật sư xin trả lời chị như sau:
Theo nguyên tắc, người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản ngay tại thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, người thừa kế không có quyền yêu cầu phân chia di sản. Cụ thể, căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.”
Theo đó, nhằm tôn trọng ý chí các bên, bảo vệ quyền lợi của các bên yếu thế và sự đoàn kết trong gia đình, pháp luật hiện nay giới hạn việc yêu cầu phân chia di sản trong những trường hợp sau:
1. Theo ý chí của người lập di chúc
2. Theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế
3. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống.
Ngoài căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, quy định về việc hạn chế phân chia di sản trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống còn được quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy:
Trường hợp người chồng để lại di sản là nơi cư trú duy nhất của vợ con. Nếu chia di sản mà gia đình không còn chỗ để ở, thì đây được xem là ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người đang sống. Trường hợp này, bên vợ/chồng còn sống có thể yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Tuy nhiên, việc hạn chế này chỉ là tạm thời trong một khoảng thời gian. Trong thời gian này, người người thừa kế vẫn có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng, nhưng không có quyền yêu cầu chia di sản.
Thời hạn yêu cầu không phân chia di sản là không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Hết thời hạn 03 năm này mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. Việc hạn chế phân chia di sản trong trường hợp chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình, có thể kéo dài tối đa trong 06 năm.
(Trên đây là nội dung tư vấn Văn phòng Luật sư Hoàng Phát gửi đến bạn. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Nếu có bất kì thắc mắc liên quan hoặc có vấn đề pháp lý cần được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng cung cấp thêm thông tin và liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com hoặc gọi đến số 0966 916 551.)
Bài viết cùng chủ đề
- Có được thế chấp bằng quyền đòi nợ hay không?
- Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
- Giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con – Bất cập và kiến nghị
- Pháp luật về hợp đồng điện tử - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
- Hoàn thiện quy định về năng lực chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nhà ở xã hội
- Năm 2023, hàng hóa, dịch vụ nào được khuyến mại, dùng để khuyến mại?
- Người được trợ giúp pháp lý đề nghị thay đổi người trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào? Mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý mới nhất?
- Thời hạn thực hiện tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân là 24 tháng có đúng không? Được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ trong trường hợp nào?
- Con nuôi và con ruột ai được ưu tiên hưởng thừa kế theo pháp luật? Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia thừa kế được quy định như thế nào?
- Cho vay nặng lãi chưa thu lợi bất chính do nguyên nhân ngoài ý muốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?