Ai sẽ là người giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Tôi và vợ lấy nhau được 5 năm, có một đứa con gái vừa tròn 2 tuổi. Do mâu thuẫn và không còn hợp nên chúng tôi quyết định ly hôn theo nguyện vọng của cả hai, tôi và vợ đều muốn nuôi con nên không thể thỏa thuận được. Tôi muốn hỏi tôi quy định pháp luật về nuôi con sau ly hôn, tôi có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Hoàng Phát, Luật sư gửi đến bạn phần tư vấn sau đây:
Theo Điều 81 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.“
Vậy theo quy định được trích dẫn phía trên, con bạn vừa tròn 2 tuổi (24 tháng) nên sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp vợ bạn không đủ điều kiện, tức bạn phải chứng minh rằng vợ bạn hiện tại không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu không chứng minh được thì con bạn vẫn do vợ nuôi dưỡng. Những điều kiện thường xét đến:
– Điều kiện về vật chất: chỗ ăn, chỗ ở, sinh hoạt, điều kiện học tập,…
– Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Trên đây là nội dung tư vấn Văn phòng Luật sư Hoàng Phát gửi đến bạn. Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Nếu có bất kì thắc mắc liên quan hoặc có vấn đề pháp lý cần được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng cung cấp thêm thông tin và liên hệ qua địa chỉ mail luathoangphat@gmail.com hoặc gọi đến số 0966 916 551.
Bài viết cùng chủ đề
- Chồng nợ tiền cờ bạc thì vợ có phải dùng tài sản riêng để trả nợ không? Tài sản riêng của vợ chồng được quy định thế nào?
- Chỉ cần nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa thì được xem là đã ly hôn đúng không? Vừa nộp đơn ly hôn đơn phương ra tòa có được kết hôn với người khác không?
- Nghiên cứu và đánh giá các quy định về “bảo đảm quyền trẻ em trong chế định ly hôn” theo pháp luật hiện hành
- Thẩm quyền cấp và giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài có thời gian cư trú ở Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào
- Hành vi dùng vũ lực đánh vợ đồng thời gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý thế nào?
- Đơn phương yêu cầu ly hôn khi không đăng ký kết hôn? Giấy tờ cần chuẩn bị và thủ tục